Sign In

Thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự (17/07/2019)

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống thi hành án dân sự là dịp động viên, khích lệ công chức, người lao động khơi dậy lòng tự hào, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, kế thừa và phát huy truyền thống nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Nhân Ngày truyền thống thi hành án dân sự, Tổ biên tập Trang Thông tin điện tử Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Vũ Hoàng Thụ  – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên:

Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức. (18/02/2019)

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. (01/07/2018)

Ngày 07/5/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, khi trích khấu hao TSCĐ cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao TSCĐ vào giá dịch vụ thì thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
- Đối với TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc trường hợp trên được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới thì:
Việc trích khấu hao thực hiện từ ngày TSCĐ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh… và thôi trích khấu hao từ sau ngày kết thúc việc sử dụng TSCĐ vào kinh doanh, cho thuê.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phải được phân bổ cho từng hoạt động để hạch toán chi phí tương ứng.
Thông tư 45/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/7/2018.

Những nhóm, đối tượng được tăng lương cơ sở lên 1.300.000 đồng kể từ ngày 01/7/2017 (30/06/2017)

Nghị định 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có phạm vi điều chỉnh là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Cụ thể, có 9 nhóm đối tượng được thụ hưởng từ chính sách trên:
 

Quy định mới về chế độ công tác phí, chế độ Hội nghị (18/05/2017)

Ngày 28/4/2017 Bộ Tài chính đã ban hành Thông số 40/2017/TT-BTC “ Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị”, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017 và bãi bỏ Thông Tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. (gọi tắt là Thông Tư 40)

Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới (04/06/2015)

Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.

Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự (04/06/2015)

Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự (04/06/2015)

Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có nhiều vụ việc rất khó thi hành do nguyên nhân từ sự nhận thức cách áp dụng các quy định pháp luật khác nhau của các chủ thể trong thực tiễn đã dẫn đến có những quan điểm không đồng nhất để giải quyết vụ việc và chấp hành viên không biết lựa chọn làm theo phương án nào cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Các tin đã đưa ngày: