Sign In

Nâng cao chất lượng quan hệ phối hợp trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính

07/11/2018

Trong những năm gần đây, nhờ có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, công tác thi hành án dân sự đã tạo được sự chuyển biến rõ nét thông qua kết quả giải quyết thi hành án hàng năm. Công tác thi hành án dân sự là hoạt động trực tiếp liên quan đến quyền về tài sản của đương sự, quyền và nghĩa vụ của các đương sự theo quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và được sữa đổi, bổ sung năm 2014. Luật Thi hành án dân sự hiện hành đã quy định cụ thể Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tiến hành tổ chức thi hành án, nhằm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và được pháp luật bảo vệ, được quy định trong Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Quang cảnh buổi họp
Quá trình tổ chức thi hành án, Cơ quan thi hành án phải tiến hành nhiều khâu, nhiều thủ tục đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức có liên quan, để nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chỉ một trong các khâu công tác phối hợp thực hiện chưa đạt yêu cầu, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thi hành án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết thi hành án. Vì vậy Chấp hành viên, cơ quan thi hành án cần sự phối hợp cao hơn nữa của các cơ quan hữu quan, các tổ chức đoàn thể trong toàn bộ hệ thống chính trị để công tác thi hành án dân sự đem lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trước yêu cầu thực tế đó Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang và Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Quy chế phối hợp Liên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Căn cứ Quy chế số 14/2013QCLN-BTP-BCA-TANDTA-VKSNDTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự. Trên cơ sở Quy chế số 14/2013QCLN-BTP-BCA, TANDTC, VKSNDTC ngày 09/10/2013 của Liên ngành Trung ương , Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự số 220/QCLN-THADS-CA-TA-VKSND ngày 08/8/2014. 

Để hoạt động công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả, cần có sự thống nhất của cấp ủy Đảng và UBND các cấp, các ban ngành địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thi hành án dân sự để giải quyết dứt điểm những vụ việc có khó khăn, vướng mắc, đồng thời hạn chế thấp nhất những vụ việc tái chiếm lại tài sản sau cưỡng chế, chuyển giao.

Với chức năng nhiệm vụ của từng ngành được pháp luật quy định và dựa trên Quy chế phối hợp liên ngành, trong những năm qua công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao. Tuy nhiên, công tác phối hợp liên ngành còn gặp một số khó khăn, tồn tại như trong công tác phối hợp với Tòa án trong quá trình tổ chức thi hành án, có nhiều bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng, có sai sót về số liệu, việc chuyển giao một số bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự còn chậm…đặt ra yêu cầu giải thích thì Tòa án cần kịp thời ra văn bản giải thích, đính chính, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành của Chấp hành viên, phối hợp tốt với cơ quan thi hành án dân sự để tiến hành xét miễm giảm án phí, tiền phạt theo quy định của pháp luật nhằm đạt hiệu quả cao. Còn đối với lực lượng Công an, cần tham gia phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án khi có yêu cầu bảo vệ cưỡng chế thi hành án hoặc xác minh nhân thân của người phải thi hành án, ngăn chặn và hạn chế hành vi chống đối của đương sự đối với người thi hành công vụ.

Từ những vấn đề nêu trên, để công tác phối hợp thi hành án dân sự đạt hiệu quả, cần thực hiện các nội dung sau:

Các ngành liên quan cần tiếp tục quá triệt, thực hiện đầy đủ các nội dung quy chế liên ngành đã ban hành, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để phối hợp, tổ chức thực hiện tốt, đạt hiệu quả các nội dung quy chế đã đề ra. Bên cạnh đó cần giải quyết dứt điểm những vụ việc lớn phức tạp, tồn đọng kéo dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt các vụ việc liên quan cưỡng chế thi hành án, việc bán đấu giá tài sản thi hành án. Cần đẩy nhanh công tác xây dựng thể chế, nhất là các nội dung liên quan đến thi hành án dân sự để đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao tính khả thi của các bản án, quyết định. Cần quy định chặt chẽ và có chế tài cụ thể để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan với Cơ quan thi hành án dân sự.
 
Mỹ Dung, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang

Các tin đã đưa ngày: