Sign In

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH NINH THUẬN

01/07/2015

  Theo Điều 6 Chương 1 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh như sau:     
     1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
     2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phòng chuyên môn trực thuộc.
     3. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có Thẩm tra viên cao cấp thi hành án; Thư ký thi hành án và công chức khác.
     4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
     5. Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG THUỘC CỤC
1. PHÒNG NGHIỆP VỤ VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN
* Chức năng của Phòng Nghiệp vụ
       Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định thuộc thẩm quyền và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nghiệp vụ
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm liên quan đến công tác thi hành bản án, quyết định dân sự; tham gia xây dựng kế hoạch về công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự;
- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành bản án, quyết định dân sự;  
- Hướng dẫn nghiệp vụ về thi hành bản án, quyết định dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thi hành bản án, quyết định dân sự đối với Chấp hành viên, Thư ký thi hành án, Chuyên viên thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố;
- Tham mưu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố tổ chức thi hành đối với những vụ việc về thi hành bản án, quyết định dân sự phức tạp, kéo dài, có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cấp;
- Kiến nghị xử lý đối với những việc thi hành bản án, quyết định dân sự có đủ điều kiện thi hành nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành, được phát hiện trong quá trình kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự;
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành bản án, quyết định dân sự theo quy định của pháp luật; 
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế làm việc; Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Phối hợp với Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ quan thi hành án dân sự huyện, thành phố về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Phối hợp với Văn phòng Cục thực hiện tốt việc báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất về công tác thi hành án dân sự và những công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng theo Quy chế làm việc của Cục;
- Biên soạn các chương trình, tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án về lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng và theo sự phân công của Cục trưởng;
       Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trên, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Cục phân công và theo quy định của pháp luật.
2. PHÒNG KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO
* Chức năng của Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
      Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh tiếp công dân, phân loại xử lý đơn, thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh.
* Nhiệm vụ và quyền hạn
      Ngoài việc tham mưu triển khai thực hiện theo trình tự, thủ tục về kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tại mục 1, 2, 3 Chương VI Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 1420/QĐ-GQKNTC ngày 01/6/2010 của Tổng cục Thi hành án dân sự). Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm liên quan đến công tác kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong thi hành án dân sự; tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Thực hiện tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và của Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tham mưu để Cục trưởng chỉ đạo các Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố tổ chức thi hành đối với những vụ việc đủ điều kiện thi hành nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành, được phát hiện qua quá trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự có vi phạm trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Thường xuyên nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra; các kiến nghị, quyết định xử lý về kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cục;
- Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự đối với Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế làm việc; Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Phối hợp với các Phòng có liên quan thực hiện việc kiểm tra đối với các cơ quan thi hành án dân sự huyện, thành phố về công tác thi hành án dân sự, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và theo chỉ đạo của Cục trưởng; kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong thi hành án dân sự;
Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trên, Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Lãnh đạo Cục giao.
3. PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
* Chức năng của Phòng Tổ chức cán bộ
       Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố thuộc tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Thi hành án dân sự  theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tổ chức cán bộ
a) Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật về tổ chức cán bộ thi hành án dân sự đối với Cục và các Chi cục trực thuộc sau khi được ban hành.
b) Nắm bắt tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, cán bộ để kịp thời đề xuất với lãnh đạo Cục, Tổng cục các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Tham mưu, hoàn tất Hồ sơ, thủ tục để Cục trưởng trình Tổng cục trưởng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định các nội dung về công tác cán bộ thuộc Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.
d) Giúp Cục trưởng thực hiện quản lý toàn diện công tác tổ chức cán bộ của Cục, Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trên các mặt công tác:
+ Công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Công tác quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức, công chức lãnh đạo theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật;
+ Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức, công chức lãnh đạo của Ngành Thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Công tác điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ theo phân cấp;
+ Công tác thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức, công chức lãnh đạo, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Kỷ luật đối với công chức, công chức lãnh đạo hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật theo quy định;
+ Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu, cho công chức, công chức lãnh đạo đi nước ngoài về việc riêng;
+ Thực hiện thống kê, báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức, công chức lãnh đạo theo quy định;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
+ Các nội dung quản lý công chức, công chức lãnh đạo khác theo quy định của pháp luật.
đ) Nhóm Thi đua khen thưởng: Tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng của Cục và của Chi cục Thi hành án dân sự tại địa phương.
e) Quy trình công việc khác có liên quan:
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng theo Quy chế của Cục và theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với Văn phòng trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về lĩnh vực được giao; thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ.
+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với lĩnh vực được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và theo quy định của pháp luật.
4. VĂN PHÒNG
* Chức năng của Văn phòng
      Văn phòng là đơn vị cấp phòng trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Cục thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố trực thuộc như tổ chức thực hiện công tác tổng hợp; hành chính văn thư, lưu trữ; lễ tân; tài chính-kế toán; quản trị; dữ liệu, thông tin và thống kê thi hành án dân sự; quản lý kho tang tài vật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh và theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng
a) Nhóm Tổng hợp:
+ Xây dựng, trình Cục trưởng quyết định chương trình, kế hoạch công tác năm; chương trình, kế hoạch công tác quý và tháng của Cục, ngành Thi hành án dân sự; kế hoạch kiểm tra của Cục; chương trình, kế hoạch làm việc của Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự;
+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kiểm tra và việc xây dựng văn bản, đề án của Cục; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của Cục, ngành Thi hành án dân sự địa phương; kiến nghị các giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục, ngành;
+ Xây dựng dự thảo báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về thi hành án dân sự; báo cáo, sơ kết, tổng kết định kỳ và đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ của Cục, ngành Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật (kể cả báo cáo phục vụ giao ban của Lãnh đạo Cục hàng tuần, tháng; báo cáo công tác tháng, báo cáo quý và báo cáo hàng năm ...) và chỉ đạo của Cục trưởng;
+ Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo Cục đến các Phòng, Chi cục, cá nhân có liên quan và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo đó; theo dõi, điều phối lịch làm việc của Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự;
+ Thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Cục theo quy định của pháp luật; điểm tin báo chí hàng ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo Cục.
+ Làm đầu mối tiếp nhận thông tin, duy trì quan hệ giữa Cục với các cơ quan cấp trên, các đơn vị thuộc Tổng cục, cơ quan thi hành án dân sự địa phương và các cơ quan, tổ chức khác.
+ Sơ kết, tổng kết; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về các lĩnh vực công tác của Văn phòng trong hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự toàn quốc theo quy chế của Ngành, địa phương và theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đối với các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự về lĩnh vực công tác văn phòng theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Cục và chỉ đạo của Cục trưởng.
b) Nhóm Hành chính văn thư, lưu trữ:
+ Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc và bảo mật thông tin, tài liệu trong cơ quan Cục theo quy định của pháp luật, của Bộ Tư pháp và Tổng cục.
+ Hướng dẫn việc thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự địa phương.
c) Nhóm Lễ tân:
Thực hiện công tác lễ tân trong cơ quan Cục, phối hợp đón tiếp các đoàn; tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo cấp Tổng cục, ngành Thi hành án dân sự; sắp xếp, bố trí địa điểm họp cho các đơn vị thuộc Tổng cục.
d) Nhóm về tài chính-kế toán:
- Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật về kế hoạch-tài chính trong các đơn vị dự toán trực thuộc Cục sau khi được ban hành;
+ Chủ trì hoặc phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về kế hoạch-tài chính cho các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc;
+ Nắm bắt tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về kế hoạch-tài chính trong thi hành án dân sự để kịp thời đề xuất với Lãnh đạo Cục các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hướng dẫn, giải đáp những vấn đề về nghiệp vụ kế hoạch-tài chính đối với các đơn vị dự toán trực thuộc.
- Về công tác quản lý ngân sách, kinh phí:
+ Quản lý nguồn kinh phí nhà nước giao, nguồn kinh phí nước ngoài tài trợ (nếu có), các nguồn kinh phí khác và thực hiện công tác kế toán-tài chính theo phân cấp và quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; thu phí thi hành án; xem xét, kiểm tra, xử lý và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc; bảo vệ dự toán ngân sách năm của Ngành với các cơ quan nhà nước hữu quan theo quy định.
+ Căn cứ kết quả thẩm định của cấp có thẩm quyền đối với phương án phân bổ ngân sách cho các dự án, các đơn vị dự toán, trình Cục trưởng ký quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị dự toán thuộc Cục quản lý để triển khai thực hiện trong năm kế hoạch.
+ Trình Cục trưởng hoặc cấp có thẩm quyền điều chỉnh dự toán ngân sách đã được phân bổ và giao dự toán bổ sung cho các đơn vị dự toán thuộc Cục quản lý theo quy định.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp thình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao đối với các đơn vị dự toán thuộc Cục quản lý theo quy định.
+ Tổ chức thẩm định, kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm đối với các đơn vị dự toán thuộc Cục; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách của Cục, Chi cục gửi Tổng cục và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện quản lý vốn, kinh phí thuộc ngân sách nhà nước giao cho Cục bao gồm: kinh phí thường xuyên (kinh phí chi quản lý nhà nước, đào tạo, các dự án, các chương trình, đề án); vốn đầu tư phát triển (vốn đầu tư phát triển cho ngành, lĩnh vực, vốn đấu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn, nguồn kinh phí khác).
+ Kiểm tra, giám sát các hoạt động về quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán thuộc Cục theo quy định.
+ Hướng dẫn, phối hợp các đơn vị dự toán trực thuộc Cục phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, kinh phí, ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị và của ngành.
+ Trình Cục trưởng quyết định hoặc cấp có thẩm quyền quyết định tạm ngừng hoặc đình chỉ cấp kinh phí đối với các đơn vị dự toán không chấp hành quy định của pháp luật về lập và chấp hành quyết toán ngân sách; xuất toán và thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai chế độ, chính sách nhà nước đã quy định.
- Về công tác quản lý đầu tư:
+ Giúp Cục trưởng quản lý công tác đầu tư phát triển của ngành theo quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư phát triển đối với các đơn vị dự toán trực thuộc.
+ Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển ngắn hạn, dài hạn; tổng hợp, trình Cục trưởng hoặc cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển của ngành.
+ Trình Cục trưởng hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch các nguồn vốn đầu tư phát triển theo danh mục dự án của các đơn vị dự toán theo quy định.
+ Kiểm tra, giám sát các hoạt động về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đơn vị dự toán thuộc Cục theo quy định.
+ Tổng hợp, đánh giá hiệu quả công tác đầu tư; kiến nghị thực hiện các giải pháp để tăng cường quản lý, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng và các chương trình mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Cục.
+ Đề xuất với Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thi công, yêu cầu các đơn vị có liên quan đình chỉ cấp vốn đầu tư xây dựng đối với các dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
- Về công tác quản lý tài sản:
+ Báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.
+ Thẩm định, trình Cục trưởng ký quyết định phê duyệt kế hoạch mua mới, thay thế. Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ hoạt động của các đơn vị dự toán trực thuộc Cục theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và phân cấp quản lý.
+ Trình Cục trưởng hoặc cấp có thẩm quyền kế hoạch mua sắm tập trung (nếu có), mua sắm tài sản theo đề án được Bộ, Tổng cục phê duyệt, các dự án chiến lược mang tính tổng thể có liên quan đến hoạt động của nhiều đơn vị dự toán ở địa phương.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị dự toán thuộc Cục thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; cập nhật thông tin của tài sản phải báo cáo kê khai vào cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước; quản lý, lưu trữ kết quả báo cáo kê khai; xác nhận thông tin về tài sản và việc chấp hành chế độ báo cáo kê khai của các đơn vị thuộc Cục quản lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án đối với các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.
- Về công tác kế hoạch:
+ Hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được giao.
+ Thẩm định, tham gia ý kiến các dự thảo quy hoạch, kế hoạch do các đơn vị thuộc Cục soạn thảo trước khi trình Cục trưởng quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục, ngành thi hành án dân sự tại địa phương.
đ) Nhóm Quản trị:
+ Chủ trì tổ chức triển khai mua sắm tài sản của Cục và tài sản tập trung đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và của Tổng cục.
+ Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm phương tiện đi lại và điều kiện làm việc của cơ quan Cục; thực hiện công tác y tế, vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, quốc phòng, dân quân tự vệ trong cơ quan Cục.
Nhóm quản lý tài chính, tài sản Cục:
+ Quản lý nguồn kinh phí nhà nước giao, nguồn kinh phí nước ngoài tài trợ (nếu có), các nguồn kinh phí khác và thực hiện công tác kế toán-tài chính theo phân cấp và quy định của pháp luật.
+ Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc và việc thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế về quản lý tài sản, Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định khác của Cục và các đơn vị trực thuộc.
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục và Công đoàn Cục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức trong cơ quan Cục.
e) Nhóm dữ liệu, Thông tin và Thống kê thi hành án dân sự:
+ Có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chế độ thống kê, báo cáo thống kê trong thi hành án dân sự và cơ chế, số liệu thống kê trong ngành thi hành án dân sự; hướng dẫn lập kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự; tham mưu giúp Cục trưởng quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc; hướng dẫn việc giao chỉ tiêu  cho các địa phương; theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu cho các cơ quan thi hành án dân sự.
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thi hành án dân sự tại địa phương và phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan xây dựng các phần mềm phục vụ hoạt động thi hành án dân sự; thẩm định các dự án mua sắm máy tính và các thiết bị văn phòng.
g) Nhóm kho: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xuất, nhập, trích xuất tang vật, tài sản tạm giữ để phục vụ cho quá trình xét xử của Tòa án và quá trình thi hành án theo quy định của pháp luật.
h) Quy trình công việc khác có liên quan:
+ Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, tài sản và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Văn phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Tư pháp, Tổng cục và Cục Thi hành án dân sự.
+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với lĩnh vực được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng và theo quy định của pháp luật.