Thứ trưởng Trần Tiến Dũng làm việc trực tuyến với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai

01/02/2018
Sáng ngày 01/02/2018, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng có buổi làm việc trực tuyến với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai. Tham dự buổi làm việc, có đồng chí Mai Lương Khôi, Quyền Tổng cục trưởng; đồng chí Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Minh Quân, Thanh tra Bộ Tư pháp; Thủ trưởng, đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục tham gia buổi làm việc.

Báo cáo kết quả tại buổi làm việc, đồng chí Phan Văn Châu, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai báo cáo kết quả công tác năm 2017 và 03 tháng năm 2018. Công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đồng Nai năm 2015 xếp hạng B; năm 2016 xếp hạng B, năm 2017 xếp hạng B.
Năm 2017, kết quả thi hành án dân sự về việc, tổng số thụ lý là 30.861 việc, đứng thứ 4/63, tăng 753 việc (tăng 2,50% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó: Số cũ chuyển sang là 11.943 việc; Số thụ lý mới là 18.918 việc, giảm 177 việc (giảm 0,93% so với cùng kỳ năm 2016). Tổng số phải thi hành là 30.295 việc, tăng 853 (tăng 2,90% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó: Số có điều kiện thi hành là 23.851 việc, tăng 55 việc (tăng 0,23% so với cùng kỳ năm 2016);  chiếm 78,73% trong tổng số phải thi hành (giảm 2,09% so với cùng kỳ năm 2016); Số chưa có điều kiện thi hành là 6.444 việc, chiếm 21,27% trong tổng số phải thi hành; trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 18.092 việc, tăng 593 việc (tăng 3,39% so với cùng kỳ năm 2016); đạt tỉ lệ 75,85% (tăng 2,32% so với cùng kỳ năm 2016), cao hơn 5,85% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 70%; số việc chuyển kỳ sau 12.203 việc, trong đó số việc có điều kiện năm 2017 chuyển sang năm 2018 là 5.759 việc, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2016 chuyển sang năm 2017 (6.297 việc) giảm 538 việc (giảm 8,54%).
Kết quả thi hành án dân sự về tiền, tổng số thụ lý là 4.034 tỷ 008 triệu 497 nghìn đồng, đứng thứ 6/63, tăng 411 tỷ 137 triệu 395 nghìn đồng (tăng 11,35% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó: Số cũ chuyển sang là 2.644 tỷ 235 triệu 966 nghìn đồng; Số thụ lý mới là 1.389 tỷ 772 triệu 531 nghìn đồng, giảm 29 tỷ 491 triệu 420 nghìn đồng (giảm 2,08% so với cùng kỳ năm 2016). Tổng số phải thi hành là 3.762 tỷ 521 triệu 393 nghìn đồng, tăng 324 tỷ 632 triệu 296 nghìn đồng (tăng 9,44% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó: Số có điều kiện thi hành là 2.285 tỷ 448 triệu 909 nghìn đồng, giảm 125 tỷ 577 triệu 817 nghìn đồng (giảm 5,21% so với cùng kỳ năm 2016); chiếm 60,74% trong tổng số phải thi hành (giảm 9,39% so với cùng kỳ năm 2016); Số chưa có điều kiện thi hành là 1.477 tỷ 072 triệu 484 nghìn đồng, chiếm 39,26% trong tổng số phải thi hành; trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 848 tỷ 075 triệu 424 nghìn đồng, tăng 54 tỷ 422 triệu 293 nghìn đồng (tăng 6,86% so với cùng kỳ năm 2016); đạt tỉ lệ 37,11% (tăng 4,19% so với cùng kỳ năm 2016), cao hơn 7,11% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 30%. Số tiền chuyển kỳ sau 2.914 tỷ 445 triệu 969 nghìn đồng, trong đó số tiền có điều kiện năm 2017 chuyển sang năm 2018 là 1.437 tỷ 373 triệu 485 nghìn đồng, so với số tiền có điều kiện thi hành năm 2016 chuyển sang năm 2017 (1.617 tỷ 373 triệu 595 nghìn đồng) giảm 180 tỷ 000 triệu 110 nghìn đồng (giảm 11,13%).

Quý 1 năm 2018 (từ 01/10/2017 đến 31/12/2017), kết quả thi hành án dân sự về việc,  tổng số thụ lý là 17.567 việc, đứng thứ 5/63, tăng 558 việc (tăng 3,28% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó: Số cũ chuyển sang là 12.203 việc; Số thụ lý mới là 5.364 việc, tăng 298 việc (tăng 5,88% so với cùng kỳ năm 2017). Tổng số phải thi hành là 17.482 việc, trong đó: Số có điều kiện thi hành là 11.071 việc, giảm 379 việc (giảm 3,31% so với cùng kỳ năm 2017); chiếm 63,33% trong tổng số phải thi hành (giảm 4,41% so với cùng kỳ năm 2017); Số chưa có điều kiện thi hành là 6.411 việc, chiếm 36,67% trong tổng số phải thi hành. Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 3.708 việc, tăng 24 việc (tăng 0,65% so với cùng kỳ năm 2017); đạt tỉ lệ 33,49% (tăng 1,32% so với cùng kỳ năm 2017), còn thiếu trên 38,51% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 72,0%. Số việc chuyển kỳ sau 13.774 việc, trong đó số việc có điều kiện thi hành là 7.363 việc (03 tháng năm 2017 là 7.766 việc), giảm 403 việc (giảm 5,19%) so với cùng kỳ năm 2017, tăng 1.604 việc (tăng 27,85%) so với số việc có điều kiện thi hành năm 2017 chuyển sang năm 2018(5.759 việc). Kết quả thi hành án dân sự về tiền, tổng số thụ lý là 3.434 tỷ 520 triệu 161 nghìn đồng, đứng thứ 6/63, tăng 140 tỷ 505 triệu 545 nghìn đồng (tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó: Số cũ chuyển sang là 2.914 tỷ 445 triệu 969 nghìn đồng; Số thụ lý mới là 520 tỷ 074 triệu 192 nghìn đồng, giảm 129 tỷ 704 triệu 458 nghìn đồng (giảm 19,96% so với cùng kỳ năm 2017). Tổng số phải thi hành là 3.419 tỷ 325 triệu 236 nghìn đồng, trong đó: Số có điều kiện thi hành là 2.021 tỷ 982 triệu 827 nghìn đồng, giảm 245 tỷ 296 triệu 665 nghìn đồng (giảm 10,82% so với cùng kỳ năm 2017); chiếm 59,13% trong tổng số phải thi hành (giảm 12,28% so với cùng kỳ năm 2017); Số chưa có điều kiện thi hành là 1.397 tỷ 342 triệu 409 nghìn đồng, chiếm 40,87% trong tổng số phải thi hành. Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 138 tỷ 638 triệu 472 nghìn đồng, giảm 74 tỷ 657 triệu 276 nghìn đồng (giảm 35,00% so với cùng kỳ năm 2017); đạt tỉ lệ 6,86% (giảm 2,55% so với cùng kỳ năm 2017), còn thiếu trên 25,14% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 32%. Số tiền chuyển kỳ sau 3.280 tỷ 686 triệu 764 nghìn đồng, trong đó số tiền có điều kiện thi hành là 1.883 tỷ 344 triệu 355 nghìn đồng (03 tháng năm 2017 là 2.053 tỷ 983 triệu 744 nghìn đồng), giảm 170 tỷ 639 triệu 389 nghìn đồng (giảm 8,31%) so với cùng kỳ năm 2017, tăng 445 tỷ 970 triệu 870 nghìn đồng (tăng 31,03%) so với số tiền có điều kiện thi hành năm 2017 chuyển sang năm 2018 (1.437 tỷ 373 triệu 485 nghìn đồng).
Về các vụ việc kê biên, bán đấu giá tài sản, năm 2017, tổng số việc đã kê biên, định giá và đấu giá nhưng không thành là 175 việc, tương ứng với số tiền trên 289 tỷ đồng, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 133 việc, tương ứng với số tiền gần 35 tỷ đồng. Quý I/2018 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai, tổng số việc bán đấu giá không thành là 16 việc tương ứng với 43 tỷ 947 triệu 946 nghìn đồng, trong đó, 01 việc đang bán đấu giá lần 2 tương ứng với 2 tỷ 660 triệu 940 nghìn đồng và 15 việc đang bán đấu giá từ lần 3 trở lên tương ứng với 39 tỷ 102 triệu 445 nghìn đồng. Bên cạnh đó, Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai còn 15 vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản, tương ứng với số tiền là trên 28 tỷ đồng.
Các lĩnh vực công tác khác cũng được chú trọng thực hiện về tổ chức, bộ máy Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và 03 Phó cục trưởng; 05 phòng chuyên môn. Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai có 11 Chi cục trực thuộc, trong đó có 10/11 Chi cục có Chi cục trưởng, 01 Chi cục giao Phó phụ trách; 16 Phó Chi cục trưởng, còn thiếu 07 Phó Chi cục trưởng tại các Chi cục: Biên Hòa, Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống nhất, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu. Số biên chế đã thực hiện 197/200. Cơ cấu công chức Chấp hành viên 94, Thẩm tra viên 11, Thư ký THA 22, Kế toán 18, chuyên viên chính 01, chuyên viên 27, công chức khác 25.  Trên toàn địa bàn thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai đã thụ lý, theo dõi giải quyết 02 vụ việc về bồi thường nhà nước; thụ lý, theo dõi giải quyết 04 vụ việc về bảo đảm tài chính để thi hành án của toàn quốc, trong đó 03 vụ việc đã được cơ quan tài chính cấp kinh phí để thi hành án (kinh phí cấp không bao gồm lãi chậm thi hành án và án phí) với tổng số tiền là 5.024.293.811 đồng/tổng số tiền phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án là 5.527.978.424 đồng. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai thi hành án dân sự đã chi trả xong cho người bị thiệt hại số tiền đã được cơ quan tài chính cấp; đối với với khoản lãi suất chậm thi hành án, đơn vị đang sử dụng kinh phí tiết kiệm để thi hành án; có 02 có nội dung theo dõi thi hành án hành chính.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, về cơ bản, lãnh đạo Cục đã thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. Tuy nhiên, qua công tác quản lý, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai còn một số tồn tại, hạn chế, như: số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo còn nhiều (đứng thứ 03 toàn quốc, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh); tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp thể hiện tại số đơn thư tiếp nhận của Tổng cục gần bằng khối lượng tiếp nhận tại Cục (Năm 2017, Tổng cục tiếp nhận chỉ ít hơn Cục 10 đơn (185/195 đơn); quý I năm 2018, Tổng cục tiếp nhận ít hơn Cục 03 đơn (54/57đơn). Phần lớn nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo là về các hành vi, quyết định của Chấp hành viên, Chi cục trưởng cấp Chi cục. Tình trạng trên phản ánh công dân không có niềm tin với cơ quan thi hành án dân sự địa phương, thể hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được Lãnh đạo Cục quan tâm; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành còn yếu, kém. Việc thực hiện báo cáo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục còn chưa nghiêm, chất lượng còn chưa đảm bảo, đáp ứng yêu cầu; một số sai phạm trong quá trình tổ chức thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo qua công tác phân loại, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Tổng cục như: không thực hiện xác minh theo quy định; không tổ chức thi hành án, chậm áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản; Không thực hiện đúng trình tự thủ tục khi kê biên, quy định về định giá, thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá; không xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân (vụ Đoàn Văn Trung) theo Kết luận thanh tra Bộ; thực hiện không đúng quy định về thụ lý, giải quyết khiếu nại, phát hành quyết định giải quyết khiếu nại; Chậm giải quyết khiếu nại của công dân.
Các Phòng chuyên môn, đặc biệt là các Chấp hành viên, trong đó có Chấp hành viên trên đã được trực tiếp báo cáo, giải trình, mổ xẻ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế, để từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai rà soát các vụ có điều kiện thi hành trên 03 năm chưa thi hành được, rà soát các vụ việc bán đấu giá, tập huấn chuyên sâu về xác minh và xử lý tài sản, làm tốt công tác dân vận, chủ động tích cực kiện toàn tổ chức. Quyền Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên cũng thẳng thắn đánh giá còn nhiều vấn đề phải khắc phục từ năng lực trình độ đến quản lý, điều hành bảo đảm toàn diện, kịp thời, có kế hoạch, phương án cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể, lộ trình, thời hạn thực hiện xong về tổ chức cán bộ, giải quyết khiếu nại.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng ghi nhận kết quả thi hành án dân sự ở Đồng Nai đứng trong tốp những đơn vị hoàn thành 4/4 chỉ tiêu thi hành án năm 2017, quý I/2018 có nhiều khởi sắc ở nhiều mặt công tác. Thứ trưởng cũng lưu ý nhìn nhận thẳng thắng những hạn chế, tồn tại như năm 2017 phân loại án không phải là cao; công tác cán bộ còn tồn tại nhất định; giải quyết khiếu nại, tố cáo có trường hợp còn hình thức, đơn thư vượt cấp còn nhiều; vấn đề tác nghiệp có trường hợp Chấp hành viên tác nghiệp theo lối mòn, cần cập nhật quy định mới, xác minh điều kiện thi hành án ,công tác kiểm tra, tự kiểm tra còn cần phải chú trong, công tác tài chính, vật chứng, xử lý tiền tồn đọng, thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục, của Lãnh đạo Bộ về chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại phải chú trọng thực hiện nghiêm túc, tránh sơ sài, làm cho qua. Năm 2018, phải tập trung bảo đảm phân loại án, hoàn thành 4/4 chỉ tiêu nhưng phải là thực chất, nhất là các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng; tập trung vào công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đối thoại trực tiếp, tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, kéo dài; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp, tự nâng cao trình độ chuyên môn, trong thực hiện nhiệm vụ phát huy vai trò của Chấp hành viên trẻ tích cực phản biện nghiệp vụ, phát huy tinh thần để khẳng định mình; chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, Tổng cục làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai rà soát đội ngũ, nếu cán bộ trẻ có năng lực thì mạnh dạn bổ nhiệm, có kế hoạch bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ; tiếp tục năng lực chỉ đạo điều hành, linh hoạt, kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm tra chéo, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, cảnh báo sớm; tiếp tục công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đề nghị Tổng cục phải quan tâm đặc biệt đến các cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Đồng Nai, hõ trợ về các mặt, từ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tài chính, cán bộ, giải quyết khiếu nại, với sự quyết tâm, đồng lòng của các cán bộ, Chấp hành viên để đạt được kết quả cao.
Lê Anh