Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

10/05/2018
Thực hiện chương trình công tác, chiều ngày 10/5/2018, Đoàn công tác do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Văn Sơn dẫn đầu đã làm việc với cán bộ chủ chốt của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự. Tham dự buổi làm việc còn có đồng chí Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin, đồng chí Nguyễn Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1.

Đồng chí Phạm Hồng Đức, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo công tác 7 tháng năm 2018 cho biết Ngành thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bám sát Chương trình trọng tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục, triển khai đồng bộ các mặt công tác, giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể, động viên cán bộ công chức, Chấp hành viên trong toàn ngành đoàn kết, nỗ lực phấn đấu ngay từ đầu năm công tác. Trong 7 tháng năm 2018 Ngành thi hành án dân sự tỉnh đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch từng quý đề ra, nhất là 2 chỉ tiêu về việc và tiền; về nghiệp vụ đã giải quyết được nhiều vụ việc lớn, phức tạp, tập trung đẩy nhanh tiến độ thi hành các vụ việc mới phát sinh; các mặt công tác khác như công tác kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tổ chức cán bộ, theo dõi thi hành án hành chính, cải cách hành chính, công tác chỉ đạo điều hành... được triển khai nghiêm túc và đạt hiệu quả tích cực, tạo tiền đề cho việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm. Kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền 7 tháng năm 2018 (từ ngày 01/10/2017 đến ngày 30/4/2018). Về việc, số cũ chuyển sang là 5.122 việc, thụ lý mới 6.630 việc. Như vậy, tổng số thụ lý là 11.752 việc. Kết quả xác minh, phân loại có: 8.555 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 73,16%) và 3.139 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 26,84%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 4.783 việc, đạt tỷ lệ 56/72% so với chỉ tiêu được giao. Số việc chuyển kỳ sau 6.911 việc, trong đó số việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 3.772 việc. Về tiền, số cũ chuyển sang là 2.041 tỷ 270.972.000 đồng, thụ lý mới 1.044 tỷ 138.405.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền thụ lý là 3.085 tỷ 409.378.000 đồng. Kết quả xác minh, phân loại: 2.130 tỷ 580.556.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 70,71%) và 882 tỷ 336.979.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 29,29%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 462 tỷ 744.142.000 đồng, đạt tỷ lệ 22/32% so với chỉ tiêu được giao. Số tiền chuyển kỳ sau 2.550 tỷ 173.393.000 đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng chưKết quả theo dõi thi hành án hành chính, năm 2017 chuyển sang là 15 bản án, quyết định của Tòa án tương ứng với 15 việc. Tiếp nhận mới là: 30 bản án, quyết định về vụ án hành chính. Trong đó có 12 bản án, quyết định có nội dung theo dõi. Như vậy, tổng số bản án, quyết định có nội dung theo dõi trong 6 tháng đầu năm 2018 là 27 việc. Đã thi hành xong 13 việc. Số bản án, quyết định đang tiếp tục theo dõi là: 14 vụ, trong đó có 09 việc đã có quyết định buộc thi hành án của Tòa án. Số trường hợp bị xử lý trách nhiệm do không chấp hành án: không; số vụ việc có văn bản kiến nghị xử lý trách nhiệm: không. Trong kỳ, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về thi hành án hành chính; tham mưu UBND tỉnh xây dựng các báo cáo phục vụ Đoàn giám sát.
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đã tiếp nhận 4 văn bản xin ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ (tiếp nhận mới 3 văn bản, số cũ chuyển sang). Kết quả đã ban hành công văn hướng dẫn 4/4 văn bản, đạt 100%. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có 02 văn bản đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ gửi Tổng cục Thi hành án dân sự và đã nhận được 01 văn bản hướng dẫn. Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã ban hành Kế hoạch về việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm 2018 đối với các Chấp hành viên thuộc Cục và Chi cục. Trong đó, 2 đơn vị tự kiểm tra báo cáo; kiểm tra toàn diện đối với 04 Chi cục; kiểm tra chuyên đề tại 02 Chi cục; kiểm tra việc đang thi hành và việc chưa có điều kiện thi hành đối với Chấp hành viên của Cục. Đến nay đã tiến hành kiểm tra được 6 Chi cục (Vũng Tàu, Xuyên Mộc, Tân Thành, Bà Rịa, Đất Đỏ, Châu Đức), 02 Chi cục (Long Điền, Côn Đảo) đã tự kiểm tra. Qua kiểm tra, nhìn chung các đơn vị cơ bản thực hiện tốt từ chỉ đạo điều hành đến các hoạt động chuyên môn, chấn chỉnh một số sai sót, không có sai phạm lớn đến mức phải xử lý. Tổng số đơn tiếp nhận 22 đơn (tiếp nhận mới 21 đơn; năm trước chuyển sang 01 đơn), trong đó có 22 đơn thì có 10 đơn  khiếu nại, 12 đơn dân nguyện, không có tố cáo. Đối với 12 đơn dân nguyện thì các cơ quan thi hành án dân sự đã giải thích và trả lời cho công dân. Trong số 10 đơn khiếu nại thì đã giải quyết xong là 10 đơn (Cục 04 đơn; các chi cục 06 đơn).
Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã chủ động, tích cực đề xuất tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, góp phần tạo chuyển biến căn bản trong công tác. Cục trưởng, Chi cục trưởng định kỳ trực tiếp tiếp công dân, tăng cường đối thoại trực tiếp, hạn chế hiện tượng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Phát huy hiệu quả Đường dây nóng. Hiện nay, toàn tỉnh còn 7 vụ án trọng điểm (Cục 2 việc, các Chi cục 5 việc), với số tiền 70,1 tỷ đồng (Cục 55,6 tỷ đồng,  Chi cục 14,5 tỷ đồng).
Về tổ chức, bộ máy và biên chế: Toàn tỉnh có 8 Chi cục Thi hành án dân sự. Năm 2017, toàn ngành được giao 122 biên chế (Cục 27, các Chi cục 95). Hiện nay toàn tỉnh có 119/122 biên chế, còn thiếu 03 biên chế so với chỉ tiêu được phân bổ (01 biên chế nghỉ hưu tháng 02/2018, 02 biên chế đang chờ Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quyết định tuyển dụng). Về cơ cấu: Toàn tỉnh có 58 Chấp hành viên (01 cao cấp, 14 trung cấp, 43 sơ cấp), 06 thẩm tra viên, 24 thư ký, 08 chuyên viên và 23 công chức khác. Lãnh đạo Cục, có 03 người (01 Cục trưởng, 02 Phó Cục trưởng); Lãnh đạo Phòng: 04 Trưởng phòng và 07 Phó trưởng phòng; Lãnh đạo Chi cục: 08 Chi cục trưởng, 12 Phó Chi cục trưởng. Đối với chức danh Phó Chi cục trưởng cần tiếp tục kiện toàn, bổ sung thêm 04 Phó Chi cục trưởng cho các Chi cục: Vũng Tàu, Châu Đức, Xuyên Mộc, Côn Đảo; (mỗi Chi cục 01 Phó Chi cục trưởng). Đối với chức danh Phó phòng và tương đương cần tiếp tục kiện toàn, bổ sung Phó Phòng Tổ chức cán bộ, Phó Chánh Văn phòng. Đối với chức danh Thẩm tra viên cần tiếp tục kiện toàn, bổ sung 05 Thẩm tra viên cho Cục và các Chi cục: Tân Thành, Bà Rịa, Long Điền, Côn Đảo (mỗi Chi cục 01 Thẩm tra viên). Công tác điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm: Điều động: 01 Chấp hành viên sơ cấp của Cục đến nhận nhiệm vụ tại Chi cục huyện Tân Thành; 01 Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Đức đến nhận nhiệm vụ tại Cục; 01 Chuyên viên Chi cục huyện Tân Thành đến nhận nhiệm vụ tại Chi cục huyện Châu Đức; 01 Thẩm tra viên thuộc Văn phòng Cục đến nhận nhiệm vụ tại Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại - tố cáo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức được Lãnh đạo Cục quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã cử 2 công chức dự học Lớp Thư ký; 4 công chức dự lớp Chấp hành viên trung cấp. Về tình hình và kết quả xử lý vi phạm kỷ luật, xử lý vi phạm pháp luật của Chấp hành viên, công chức Cơ quan thi hành án dân sự không có.
Về công tác tài chính, đầu năm 2018, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã phân bổ giao dự toán cho các Chi cục theo đúng định mức, công khai, minh bạch. Đã thực hiện duyệt quyết toán Ngân sách năm 2017 đối với 8/8 đơn vị cấp huyện. Về đầu tư xây dựng cơ bản, trụ sở Cục Thi hành án dân sự tỉnh và 02 Chi cục Vũng Tàu và Long Điền được Tổng Cục Thi hành án dân sự đưa vào kế hoạch trung hạn từ năm 2017-2020 nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí kinh phí đầu tư xây dựng và giải phóng mặt bằng. Trong đó, đầu tư xây dựng trụ sở mới của Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Long Điền đều đã được địa phương bố trí đất, đang tiếp tục gia hạn. Hiện nay, diện tích trụ sở của các đơn vị đã xuống cấp. Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã báo cáo xin kinh phí sửa chữa ngay các hạng mục cần thiết, hư hỏng trong trường hợp việc xây mới trụ sở chưa được bố trí kinh phí. ề trang thiết bị, phương tiện làm việc: Cơ bản các đơn vị bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Cục và công tác quản trị nội bộ theo theo đúng quy định. Đối với máy tính, hiện đã được trang bị tương đối đầy đủ cho các đơn vị, tuy nhiên, chất lượng máy kém do máy cũ, xuống cấp, không thể chạy được các phần mềm chuyên ngành.a thi hành xong là 1.167 tỷ 836.413.000 đồng.
Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện đã được kiện toàn với các thành viên theo đúng quy định. Một số Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp huyện được tổ chức họp thường xuyên, nhất là trước khi tổ chức cưỡng chế những vụ việc lớn, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương đều thông qua và được Ban chỉ đạo cho ý kiến cụ thể, sát với thực tế, đưa ra nhiều biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, cho ý kiến tháo gỡ một số vụ việc thi hành án nổi cộm, phức tạp. Tỉnh uỷ, HĐND và UBND các cấp thường xuyên quan tâm và có chỉ đạo kịp thời về công tác thi hành án dân sự; các cấp, các ngành tại địa phương đã phối hợp hiệu quả hơn khi có yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự.
Tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc, về chủ quan, trong quá trình tổ chức thi hành án còn một số tồn tại như: xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức cưỡng chế, ủy thác thi hành án và xử lý, tiêu hủy vật chứng thi hành còn chậm; Chấp hành viên chưa chủ động bố trí sắp xếp công việc phù hợp, khoa học trong điều kiện thụ lý nhiều; một số Chấp hành viên, thư ký năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và áp lực công việc. Về khách quan, ngay từ đầu năm số lượng án thụ lý mới tăng, Chấp hành viên được phân công thụ lý nhiều, trung bình mỗi chấp hành viên thụ lý khoảng 200 việc/53 tỷ đồng. Đây là một áp lực lớn trong điều kiện bản chất công việc vốn khó khăn phức tạp, đương sự luôn tìm cách đối phó, chống đối quyết liệt; số lượng việc thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự chiếm tỷ lệ lớn nhưng khó thi hành do người phải thi hành án phạm tội sống phụ thuộc vào gia đình, không có tài sản thi hành án. Một số khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực thi hành án dân sự chủ yếu là về đất đai: tài sản thế chấp là đất có biến động, chồng lấn với đất người khác (không thuộc đối tượng phải thi hành án); sai diện tích đất, đất thế chấp nhưng không gắn liền với tài sản trên đất hoặc chỉ thế chấp tài sản trên đất; đất có một phần nằm trong khu quy hoạch; đất nguồn gốc của cá nhân nhưng khi cấp sổ đỏ lại ghi hộ gia đình, việc xác định thành viên hộ gia đình để thông báo quyền ưu tiên mua lại tài sản còn bất cập... Tài sản là nhà, đất đã được kê biên, thẩm định giá nhưng không bán được; đất thế chấp Ngân hàng để bảo thực hiện nghĩa vụ nợ, khi kê biên xử lý thì hết hạn sử dụng nhưng người sử dụng đất đồng thời là người phải thi hành án không hợp tác để gia hạn nên không đủ cơ sở để bán; vướng mắc tài sản là quyền sử dụng đất đã được bán đấu giá thành nhưng không công chứng chuyển nhượng được do không thu hồi được giấy đỏ; vụ việc có giá trị lớn liên quan đến yếu tố nước ngoài nên còn gặp khó khăn trong thủ tục thông báo thi hành án.
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan thì những vướng mắc do yếu tố khách quan là chủ yếu, vướng mắc tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đất đai (tài sản có giá trị lớn) như đã nêu ở trên, để khắc phục những hạn chế đó thì sự phối hợp chủ động, tích cực và trách nhiệm của các cơ quan liên quan sẽ góp phần tháo gỡ có hiệu quả đối với công tác thi hành án dân sự; bên cạnh đó lượng án phát sinh nhiều so với số lượng chấp hành viên còn mỏng trong điều kiện biên chế có xu hướng giảm; tài sản thi hành án đưa ra bán đấu giá vẫn khó khăn do tâm lý người mua ngại mua tài sản của người mắc nợ; pháp luật về thi hành án, kể cả thi hành án hành chính còn bất cập, chưa điều chỉnh khi có tình huống thực tế phát sinh; công tác báo cáo, thống kê chiếm một lượng lớn công việc nên ảnh hưởng đến thời gian xác minh, tổ chức thi hành án của Chấp hành viên. Đối với công tác theo dõi thi hành án hành chính: các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án hành chính còn vướng mắc; một số Bản án, quyết định của Tòa án chưa rõ và khó theo dõi thi hành trên thực tế phải đề nghị giải thích, sửa đổi, bổ sung;  một số các cơ quan nhà nước là người phải thi hành án chưa đồng tình với Bản án, quyết định của Tòa án nên đã kiến nghị Viện Kiểm sát và Tòa án tối cao xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và chờ đợi trả lời.
Phương hướng nhiệm vụ công tác 5 tháng cuối năm 2018 tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ đề ra trong 6 tháng cuối năm theo Kế hoạch công tác năm 2018, trong đó tập trung mọi nguồn lực bảo đảm thi hành xong đạt chỉ tiêu do Tổng cục giao; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, theo phương châm “hướng về cơ sở”, đề ra giải pháp quyết liệt, đồng bộ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở; Phát huy vai trò của người đứng đầu, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, Quy chế làm việc và Quy chế dân chủ tại cơ quan hành chính; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời và phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất trong quản lý ngành dọc của Tổng cục. Tiếp tục xác minh phân loại án chính xác để có kế hoạch tổ chức thi hành đối với từng loại án, trong đó tập trung giải quyết các vụ việc có điều kiện năm trước chuyển qua chưa thi hành, nhất là những vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao tài sản (đến thời điểm hiện nay còn 9 việc). Kịp thời tổ chức thi hành những vụ mới thụ lý, đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định. Chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện phối hợp với Viện kiểm sát, Toà án lập hồ sơ xét miễn, giảm nghĩa vụ việc đã đủ điều kiện. Phối hợp trại giam tiếp tục thu và xử lý tiền tồn do phạm nhân nộp trong quý II, IV/2018. Tiến hành rà soát, xử lý tiền, tài sản còn tồn đọng tại các đơn vị. Tập trung giải quyết kịp thời các đề nghị, xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Chi cục cấp huyện; không để sảy ra tình trạng chậm trễ trong chỉ đạo nghiệp vụ. Tiếp tục tổ chức kiểm tra định kỳ công tác thi hành án năm 2018 đối với các Chi cục và Chấp hành viên tỉnh, hoàn thành dứt điểm trong tháng 5/2018. Kết hợp kiểm tra công tác thi hành án hàng năm với việc rà soát án tín dụng, ngân hàng trong toàn tỉnh; có kế hoạch làm việc với một số địa phương có lượng án nhiều, án lớn, án khó khăn phức tạp để chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc giải quyết từng vụ việc. Tăng cường hoạt động của Tổ xử lý án tín dụng, ngân hàng. Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành tại địa phương trong quản lý, chỉ đạo điều hành đối với công tác thi hành án dân sự, nhất là vai trò của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự. Phát huy hiệu quả các Quy chế phối hợp đã ký kết. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp công dân, phân loại, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo; tiếp tục phát huy hiệu quả Bộ phận một cửa, trực tuyến thi hành án. Tiếp tục chú trọng thực hiện công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ Lãnh đạo quản lý, bảo đảm chất lượng và cơ bản đủ số lượng theo quy định; tiếp tục triển khai Kế hoạch luân chuyển cán bộ theo quy định; thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức thi hành án dân sự. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Bảo đảm việc quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức. Tiếp tục tăng cường cải cách hành chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Giải pháp chủ yếu tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phấn đấu đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2018. Tập trung xác minh, phân loại án chính xác 100% số việc, tiền có điều kiện, chưa có điều kiện thi hành, xác định rõ cơ sở pháp lý để đưa ra tiêu chí phân loại; kiên quyết không để sai sót, nhầm lẫn, thiếu căn cứ trong việc phân loại từ đó tiến hành xử lý kiên quyết đối với những án có điều kiện thi hành. Giải quyết kịp thời các đề nghị, xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Chi cục cấp huyện để các đơn vị có hướng xử lý ngay các vụ việc. Phối hợp và chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện phối hợp với các cấp, các ngành tại địa phương trong quản lý, chỉ đạo điều hành đối với công tác thi hành án dân sự; phối hợp với Viện kiểm sát, Toà án thực hiện tốt công tác xét miễn, giảm; phối hợp với trại giam, trại tạm giam xử lý dứt điểm các vụ việc thi hành án chủ động. Rà soát, tổng hợp những khó khăn vướng mắc nghiệp vụ để chủ động tháo gỡ hoặc phối hợp các cấp, các ngành giải quyết dứt điểm. Những trường hợp ngoài khả năng sẽ có kiến nghị cấp trên giải quyết. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tăng cường công tác dân vận trong thi hành án; phân loại, xử lý và giải quyết dứt điểm đơn, thư khiếu nại tố cáo.
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ghi nhận những kết quả đã đạt được 7 tháng đầu năm 2018 của các cơ quan thi hành án dân sự ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ đạo yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp để hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao năm 2018.
Thanh Hà