Tổng cục Thi hành án dân sự tích cực, chủ động phối hợp trong đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự cho cán bộ, giảng viên Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

31/07/2018
Đây là một nội dung phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại buổi Lễ khai giảng Lóp đào tạo nghiệp vụ thi hành án cho giảng viên, các chức danh tư pháp, cán bộ tư pháp và pháp luật công tác trong lĩnh vực thi hành án của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do Học viện Tư pháp tổ chức chiều ngày 31/7/2018. Tham dự buổi Lễ khai giảng có đồng chí Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Outhay Banavong; đồng chí Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Thanh Thủy cùng đại diện một số đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp, nhiều giảng viên kiêm chức của Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự ở Hà Nội.

Báo cáo khai giảng Lớp, đại diện Học viện Tư pháp thông tin căn cứ Hồ sơ văn kiện Dự án “Hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào” được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phê duyệt; căn cứ Kế hoạch tổng thể và kế hoạch triển khai Dự án “Hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào” năm 2018 đã được lãnh đạo hai Bộ Tư pháp, hai Ban Chỉ đạo Dự án của hai nước Việt - Lào thống nhất, Học viện Tư pháp Việt Nam tổ chức Lóp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự cho giảng viên, cán bộ công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Trong 20 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Học viện Tư pháp Việt Nam đã tổ chức đào tạo được 44 học viên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đây là lần thứ tư Học viện Tư pháp Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đây vừa là niềm vinh dự, vừa thể hiện trách nhiệm của Học viện Tư pháp Việt Nam góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tư pháp, pháp luật của Lào nói riêng, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt-Lào nói chung.
Theo thống nhất của 02 nước, Lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án cho giảng viên, các chức danh tư pháp, cán bộ công tác trong lĩnh vực thi hành án của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được dành cho các đối tượng là Công dân Lào, có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ từ cao đẳng luật trở lên; có thời gian giảng dạy nghiệp vụ thi hành án hoặc công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 3 năm trở lên; ưu tiên người biết tiếng Việt. Trên cơ sở đó, đến nay, Bộ Tư pháp Lào đã tuyển chọn được 30 học viên ưu tú đến từ Học viện Tư pháp Lào cả ba miền Bắc, Trung, Nam và các cán bộ đang làm công tác quản lý trong lĩnh vực thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp địa phương của Lào, trong đó có 04 học viên nữ, 26 học viên nam, 09 học viên là giảng viên, 12 học viên là Chấp hành viên, 7 học viên là Tổ trưởng hoặc Phó Tổ trưởng Thi hành án, 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.
Học viện Tư pháp đã xây dựng cuốn sổ tay thông tin cung cấp đầy đủ các thông tin, địa chỉ, điện thoại, cán bộ quản lý cần thiết để học viên có thể thuận tiện liên hệ trong quá trình học tập, sinh hoạt tại Việt Nam. Về chương trình, tài liệu đào tạo, Học viện Tư pháp đã tiến hành biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo cho phù hợp với đối tượng và thời gian đào tạo mà Dự án đề ra. Ngày 12/6/2018, Giám đốc Học viện Tư pháp đã ký ban hành Chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự cho công chức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với thời gian đào tạo 03 tháng. Hệ thống tài liệu, hồ sơ tình huống đào tạo cũng đã được Hội đồng thẩm định của Học viện Tư pháp thông qua. Chương trình và tài liệu đào tạo đã được Hội đồng thẩm định của Học viện Tư pháp thông qua. Các chương trình, tài liệu này đêu đã được cho Học viện Tư pháp Lào để phiên dịch ra tiếng Lào phục vụ cho lớp học.
Trong thời gian 3 tháng, khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 28/7/2018, kết thúc vào 24/10/2018 với tổng số 455 tiết học. Các học viên sẽ được nghiên cứu và học tập 4 khối kiến thức, kỹ năng; trong đó phần kiến thức chung về thi hành án dân sự và Chấp hành viên là 40 tiết, phần kỹ năng chung về thi hành án dân sự là 115 tiết, kỹ năng áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự là 95 tiết, kỹ năng thi hành một sô loại án cụ thê là 40 tiết. Ngoài nghe giảng trên lớp, các học viên sẽ được đi nghiên cứu thực tế một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, thời lượng là 100 tiết.
Học viện Tư pháp đảm bảo nội dung chương trình học tập sát hợp và thiết thực, cập nhật kịp thời các vấn đề mới; tăng cường thời lượng thảo luận và nghiên cứu thực tế để các học viên có điều kiện tìm hiểu sâu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phương pháp, cách thức xử lý tình huống trong công tác, về đất nước và con người Việt Nam, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa hai quốc gia, hai dân tộc.
Để đảm bảo chất lượng, nội dung khóa đào tạo, lớp học được bố trí phiên dịch. Học viện Tư pháp đã đề nghị phía Lào hỗ trợ, bố trí lựa chọn một cán bộ của Học viện Tư pháp Lào đủ điều kiện tiêu chuẩn tham gia lóp học đồng thời làm người phiên dịch cho lớp để giúp cho học viên Lào hiểu rõ nội dung bài giảng hơn. Học viện Tư pháp đã xây dựng xong lịch học cho toàn khóa học và đã gửi đến toàn thể các học viên. Căn cứ vào lịch học này, các học viện chủ động xây dựng kế hoạch tô chức học tập, nghiên cứu, nghỉ ngơi, tìm hiểu thêm về pháp luật, đất nước, con người Việt Nam.
Về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tham gia khóa đào tạo, Học viện Tư pháp Việt Nam đã lựa chọn danh sách 18 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy cho khóa đào tạo. Đây là những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp sư phạm tốt. Với tính chất đặc thù của khóa đào tạo, chiều ngày 24/7/2018, Học viện Tư pháp đã tổ chức tập huấn giảng dạy về yêu cầu, nội dung, phương pháp giảng dạy khi tham gia khóa đào tạo này. Cùng với đội ngũ giảng viên, Học viện Tư pháp đã cử, phân công cán bộ, chuyên viên đặc trách quản lý lớp học của Phòng Đào tạo và Công tác học viên, Phòng Quản trị, Phòng Tài chính - Kế toán, Trung tâm Thông tin và Thư viện, Khoa Đào tạo các chức danh thi hành án dân sự, Ban Quản lý Dự án. Các cán bộ, chuyên viên quản lý này luôn sát cánh, đồng hành cùng với lóp trong suốt thời gian diễn ra khóa học.
Về cơ sở vật chất phục vụ lớp học, để triển khai các khóa đào tạo nghiệp vụ cho các bạn học viên Lào theo Hồ sơ văn kiện Dự án mà trước hết là cho khoa đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự này, Học viện Tư pháp Việt Nam đã sử dụng nguồn kinh phí của mình để đầu tư thêm trang thiết bị học tập, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng ở, phòng ăn dành cho các bạn học viên Lào. Mặt khác, bảo đảm kinh phí, chế độ chính sách cho học viên tham gia khóa học.
Phát biểu tại biểu Lễ khai giảng, đồng chí Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Outhay Banavong đánh giá khóa học thể hiện sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước và được học viên đặt nhiều kỳ vọng. Đại diện học viên lớp đào tạo đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ hai nước, đặc biệt là Bộ Tư pháp hai nước đã khi đã quan tâm, tạo điều kiện tổ chức khóa học này khẳng định đây chính là cơ hội quý báu để các học viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hứa sẽ nghiêm túc học tập, tích cực rèn luyện về mọi mặt để đáp ứng các yêu cầu của khóa học.
Lê Tuấn