Thẩm quyền kiến nghị Giám đốc thẩm của thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự - thực tiễn đòi hỏi sự kiên trì.     

Ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thực tiễn áp dụng pháp luật về Thi hành án dân sự trong những năm vừa qua cho thấy công tác Thi hành án dân sự đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, trong đó đáng chú ý có nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, tồn đọng lâu năm, ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và tổ chức thi hành dứt điểm. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động Thi hành án dân sự ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn những vướng mắc, bất cập so với yêu cầu áp dụng pháp luật. Nhiều bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được tổ chức thi hành do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau nhưng đáng chú ý nhất đó là những bản án, quyết định không thể tổ chức thi hành vì án tuyên không rõ ràng, đánh giá chứng cứ không phù hợp với thực tế khách quan mà cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải kiến nghị cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm lại bản án, quyết định nhưng chậm được xem xét, giải quyết làm cho hoạt động tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Hoãn thi hành án đối với nghĩa vụ theo đơn sau khi đã thực hiện việc kê biên tài sản

Tổ chức thi hành bản án, quyết định là một quá trình liên tục bắt đầu từ khi nhận bản án, quyết định, nhận đơn yêu cầu thi hành án cho đến các thủ tục thông báo về thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án .... và cuối cùng là việc trực tiếp đảm bảo quyền lợi của các đương sự và người có liên quan đến việc thi hành án như chi trả tiền, giao tài sản, cưỡng chế giao tài sản cho người thứ 3 mua được tài sản đấu giá ... cũng có khi là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước mới là bước cuối cùng của quá trình thi hành án như thu phí thi hành án. Trong quá trình tổ chức thi hành án, mọi hoạt động tác nghiệp của Chấp hành viên diễn ra liên tục và theo trình tự do pháp luật quy định. Tuy nhiên, tính liên tục đó đôi khi cũng mang tính chất tương đối, cụ thể trong những trường hợp do pháp luật quy định, việc thi hành án tạm thời bị gián đoạn. Một trong những trường hợp đó là việc "Hoãn" thi hành án. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, do vậy khi thực hiện đòi hỏi Chấp hành viên phải bám sát các quy định của pháp luật để kịp thời tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị ban hành Quyết định hoãn thi hành án đúng pháp luật, tránh thắc mắc và khiếu kiện về sau. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường Nhà nước luôn được đặt lên hàng đầu.

Thi hành án liên quan đến hộ gia đình

Thực tiễn tổ chức thi hành án, nhiều trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự gặp khó khăn trong việc kê biên quyền sử dụng đất nói riêng và tài sản khác của hộ gia đình nói chung để thi hành án. Nhiều vụ việc gặp phải sự phản ứng quyết liệt của các thành viên khác trong hộ gia đình vì họ cho rằng mình là thành viên của hộ gia đình đó nhưng khi cơ quan Thi hành án dân sự kê biên tài sản lại không thông báo cho họ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vậy làm thế nào để xác định được ai là thành viên của hộ gia đình? Kê biên tài sản của hộ gia đình để thi hành án thì có cần phải làm việc với tất cả các thành viên của hộ gia đình không? Đây là câu hỏi được một số cơ quan Thi hành án dân sự đặt ra. Tôi xin trình bày quan điểm của mình về vấn đề này như sau:

Phí thi hành án dân sự, một số bất cập trong thực tiễn thi hành

I. Phí thi hành án dân sự.
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thi hành trên thực tế. Đây là những hoạt động đã hình thành từ rất sớm. Tuy nhiên, những quy định về phí thi hành án thì chỉ mới ra đời từ khi có Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS) và đến khi Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19/5/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án có hiệu lực thi hành, thì việc thu phí thi hành án dân sự mới chính thức đi vào cuộc sống. Từ đó cho đến nay, các quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự đã có nhiều thay đổi như mức phí phải thu, đối tượng phải nộp (Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận), cơ quan thu phí (Hiện nay Văn phòng Thừa phát lại cũng có thẩm quyền thu phí trong trường hợp Văn phòng tổ chức thi hành án).

Khấu trừ lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội của người phải thi hành án để thi hành án

Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008, một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài khoản là tiền đó là “Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án”. Nội dung này được quy định trong Điều 78 Luật Thi hành án dân sự như sau:

Xử lý đơn yêu cầu Thi hành án trong trường hợp người được thi hành án không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án và không yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án

Luật Thi hành án dân sự 2008 đã có hiệu lực đã được hơn 3 năm nhưng vẫn có nhiều trường hợp đơn yêu cầu thi hành án của đương sự bị trả lại hoặc đơn được nhận nhưng cơ quan Thi hành án dân sự vẫn không ra Quyết định thi hành án. Lý do của việc này là đơn yêu cầu chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật. Thực tế, để một Bản án, Quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế thì Cơ quan thi hành án dân sự phải ra Quyết định thi hành án và tổ chức thi hành quyết định đó. Theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thì ngoài các trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định được quy định tại Khoản 1 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.