Học viện Tư pháp khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án khoá 19

Thực hiện công tác đào tạo năm 2019 theo chỉ tiêu đã được lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt, Hội đồng tuyển sinh Học viện Tư pháp đã tổ chức xét tuyển và quyết định mở lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án khoá 19 tại cho 199 học viên tại 2 cơ sở đào tạo của Học viện. Ngày 20/5/2019, Học viện Tư pháp đã trang trọng tổ chức Lễ khai giảng khóa học.

Hội thảo: “Hướng hoàn thiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự”

Ngày 24/4/2019, Học viện Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Hướng hoàn thiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự”. Đến dự Hội thảo có đồng chí Chu Quang Tiến – Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội cùng các Chấp hành viên của Cục; Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng, Chấp hành viên thuộc các Chi cục thi hành án dân sự các quận, huyện; một số Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phía Học viện Tư pháp có Giám đốc Đoàn Trung Kiên, Trưởng khoa đào tạo các chức danh Thi hành án dân sự Trần Thanh Phương, Phó trưởng khoa đào tạo Các chức danh Thi hành án dân sự Nguyễn Thị Phíp và các giảng viên, chuyên viên của Học viện.

Thông cáo báo chí phục vụ Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính 06 tháng đầu năm 2019

Ngày 19/4/2019, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2019, Tổng cục thông tin một số kết quả công tác THADS, theo dõi THAHC nổi bật, cụ thể như sau:

Hiệu quả từ việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Có thể khẳng định thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Để thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì các cơ quan THADS không thể thực hiện các công việc một cách “độc lập” mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng trong đó cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường có vai trò rất quan trọng.

Thi hành án dân sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nói đang diễn ra ngày càng sâu rộng và đi vào thực chất, liên tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Chúng tác động đến không chỉ ở phạm vi quốc gia, các cơ quan nhà nước mà còn các doanh nghiệp và thậm chí cả mỗi một cá nhân.[1] Trong những năm qua, cùng với quá trình tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật tạo cơ chế thông thoáng để thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời có các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án dân sự”

Chiều ngày 09/01/2019, tại Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án dân sự” do TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự làm chủ nhiệm đề tài. 

Xử lý nghiêm minh công chức không tích cực trong thu hồi tài sản tham nhũng

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khoá XI, trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm; thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc trong xã hội.

Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong năm 2018

Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS) là cách thức để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự đến với toàn thể cán bộ công chức, người lao động cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong năm 2018, Tổng cục THADS đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trong toàn hệ thống.