Thủ tục xét xử đơn giản ở Nhật Bản để thi hành án

13/07/2018
Theo ông Murakami Keiichi, để giải quyết vấn đề là việc xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường thiếu tính cơ động, nhanh chóng và kinh tế, không nâng được kết quả giải quyết tranh chấp cho nên cần phải hoàn thiện các thủ tục xét xử một cách đa dạng để các bên đương sự có được nhiều lựa chọn trên cơ sở lưu ý đến tính chất vụ án.


Ở các nước theo hệ thống luật lục địa, bên cạnh thủ tục thông thường, còn áp dụng thủ tục xét xử rút gọn đa dạng đa chủng loại, trong khi đó ở Mỹ lại xử lý vấn đề trên bằng cách thành lập Tòa án xét xử các vụ kiện số tiền khởi kiện nhỏ - Smail Claim Court - là Tòa án chuyên xét xử các vụ án có mức thiệt hại nhẹ, số tiền ít. Ở Nhật Bản thì lựa chọn cả 2 cách này, là thành lập Tòa án đơn giản là Tòa án chuyên để xử lý đơn giản và nhanh chóng các vụ án số tiền khởi kiện nhỏ với chi phí thấp và quy định về việc xử lý mang tính đặc biệt để xét xử đơn giản và nhanh chóng các vụ án (xử lý khác với thủ tục thông thường), ngoài ra còn thành lập cơ chế tố tụng có số tiền nhỏ (Tòa án đơn giản có thẩm quyền xét xử) và cơ chế tố tụng về hối phiếu séc là cơ chế tố tụng rút gọn (Tòa án tỉnh và Tòa án đơn giản phụ trách). Hơn nữa, để đạt được mục đích tương tự, Nhật Bản còn thiết lập cơ chế hối thúc thanh toán (Tòa án đơn giản phụ trách), theo đó có thể có được danh nghĩa trái vụ mà không cần phải nghe sự trần tình của bên có nghĩa vụ và lược bỏ việc xét xử thực chất thông qua đề nghị của bên có quyền lợi hay gọi là thủ tục tiền tố tụng vượt quá khuôn khổ cơ cấu tố tụng (cơ cấu hai bên đương sự đối lập nhau tham gia thủ tục).
1. Về các quy định đặc biệt về thủ tục trong tố tụng dân sự của Tòa án đơn giản
Theo quy định tại Điều 270 đến 274, Điều 275 đến Điều 280 Luật Tố tụng dân sự Nhật Bản thì Tòa án đơn giản có thẩm quyền giải quyết vụ án liên quan đến yêu cầu có số tiền kiện không vượt quá 1.400.000 yên (thời kỳ mới bắt đầu vào năm 1947 thì là 5.000 yên, nhưng sau đó đã dần được tăng lên do sự sửa đổi sau đó) và công nhận các quy định đặc biệt dưới đây so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường, nhằm đơn giản hóa thủ tục khởi kiện, thủ tục xét xử. Việc khởi kiện có thể được thực hiện miệng (Điều 271), chỉ cần làm rõ nội dung tranh chấp thay cho nguyên nhân yêu cầu (Điều 272). Về nguyên tắc đương sự không cần phải chuẩn bị bằng văn bản, mà chỉ cần có mặt vào ngày tranh luận miệng để nêu ý kiến là đủ (Điều 276). Tòa án đơn giản khi thấy phù hợp có quyền yêu cầu nộp văn bản thay cho việc hỏi người làm chứng, đương sự hoặc người giám định, không phụ thuộc vào việc các bên đương sự có phản đối hay không (Điều 278 Hỏi bằng Văn bản). Thư ký tòa có quyền rút gọn việc ghi lời chứng của người làm chứng hoặc kết quả kiểm tra chứng cứ trong trường hợp được thẩm phán cho phép (Điều 170 Qui tắc). Các nội dung được ghi trong bản án cũng được đơn giản hóa (Điều 280).
Như vậy là thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án đơn giản ở Nhật Bản mặc dù nói là đã được đơn giản hóa và rút gọn nhưng vẫn là thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án thông thường và các quy định đặc biệt chẳng qua chỉ dừng lại trong khuôn khổ của thủ tục tố tụng thông thường. Nếu xem xét như vậy thì việc gọi là “thủ tục tố tụng rút gọn”, hơn nữa trong việc vận dụng trên thực tế thì cũng khác xa với hình mẫu ban đầu Tòa án xét xử vụ án có số tiền nhỏ của Mỹ. (Ví dụ: Small Claims Court -Tòa án xét xử vụ án nhỏ) tại thành phố Newyork thì số tiền khởi kiện tố đa là 5.000 đôla mỹ, nguyên đơn đến Small Claims Court ở khu vực bị đơn sống, hoặc có thể nêu yêu cầu qua mạng, và thông thường ngày mở phiên tòa vào ban đêm sẽ được quyết định cho nên trong trường hợp trước đó đương sự có nộp các loại chứng thư như hợp đồng, hay có nhân chứng thì chỉ cần nhân chứng đến cùng vào ngày mở phiên tòa là được. Thường thì việc xét xử sẽ  kết thúc trong ngày mở phiên tòa xử).
2. Về “cơ chế tố tụng số tiền khởi kiện nhỏ”
Từ những nội dung nêu trên thì cơ chế tố tụng thật sự có giá trị là ”thủ tục tố tụng rút gọn” được xây dựng thông qua Luật Tố tụng dân sự mới được ban hành năm 1996 là “Cơ chế tố tụng số tiền khởi kiện nhỏ”. Cơ chế này là thủ tục theo đó đối với các vụ án có mục đích đòi tiền với số tiền kiện là từ 600 ngàn yên trở xuống (ban đầu khi mới áp dụng là 300 ngàn yên nhưng sau đó được nâng lên) thì Tòa án đơn giản về nguyên tắc sẽ xét xử một lần và ra bản án ngay trong ngày nhằm giải quyết với thời gian và công sức phù hợp với nội dung tranh chấp (đoạn chính của khoản 1 Điều 368).
Thủ tục này rất linh hoạt khác với thủ tục tố tụng dân sự từ trước đến nay của Tòa án đơn giản là hạn chế phương pháp cung cấp chứng cứ và do đó chỉ có thể xét xử một lần, ra bản án ngay trong ngày.
Khi nguyên đơn khởi kiện phải có nguyện vọng áp dụng thủ tục tố tụng số tiền khởi kiện nhỏ (khoản 2 Điều 368), trường hợp bị đơn phản đối hoặc khi Tòa án thấy là phù hợp thì sẽ xử lý theo tủ tục thông thường (nguyên tắc đặc biệt của thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án đơn giản đã nêu ở trên) (Điều 373).
Để tránh trường hợp thủ tục này bị độc chiếm bởi những người (công ty) chuyên cho vay tiền hay những người (công ty) chuyên bán hàng tín dụng, nên nguyên đơn bị hạn chế về số lần sử dụng thủ tục tố tụng này (đối với cùng một Tòa án đơn giản thì mộ năm tối đa là đến 10 lần) và cần phải thông báo về số lần sử dụng thủ tục này (Điều 368, Quy tắc Điều 223), khi nộp thông báo gian dối thì sẽ bị phạt tiền (Điều 381).
Đương sự phải chuẩn bị lời trình bày và chứng cứ trước ngày mở phiên tòa lần thứ nhất, và chứng cứ chỉ giới hạn trong phạm vi những thứ có thể điều tra ngay lập tức (Điều 371). Vì vậy, không cho phép ủy thác điều tra (Điều 186), Yêu cầu ra lệnh cung cấp văn bản (Điều 221), Ủy thác gửi văn bản (Điều 226) cho nên kết cục là sẽ chỉ dừng ở mức là đương sự có thể cung cấp các chứng cứ văn bản có sẵn trong tay và người làm chứng phải đến cùng với đương sự vào ngày mở phiên tòa). Về bản án, Tòa án có quyền hoãn việc trả nợ trong vòng 3 năm kể từ ngày ra bản án, hoặc chấp nhận cho trả nợ làm nhiều lần hoặc cho miễn trả khoản tiền thiệt hại chậm trả sau khi khởi kiện (Điều 375). Mục đích của việc này là nhằm giảm bớt gánh nặng về cưỡng chế thi hành của nguyên đơn do có thể kỳ vọng vào việc bị đơn tự nguyện thực hiện nội dung bản án.
Cấm kháng cáo lên Tòa án cấp trên (Điều 377), không được phản đối lên Tòa án đơn giản đã ra bản án (khoản 1 Điều 378). Nếu chấp nhận phản đối thì thủ tục sẽ chuyển sang thủ tục tố tụng dân sự thông thường), không được khiếu nại với bản án được tuyên sau khi có phản đối (Điều 380).
Về bản án đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện, Tòa án có quyền tuyên bố tạm thi hành (Điều 376), cho dù không có phần tuyên về thi hành thì vẫn có thể thực hiện cưỡng chế thi hành (phần mở đầu Điều 25 Luật Thi hành dân sự).
3. Cơ chế “hối thúc trả nợ”
Việc hối thúc trả nợ là thủ tục mà thư ký Tòa án đơn giản gửi văn bản hối thúc người có nghĩa vụ trả nợ, trong trường hợp tiếp nhận đề nghị của người có quyền về yêu cầu đòi tiền, chứng khoán có giá hoặc cung cấp vật thay thế khác (trên thực tế chỉ giới hạn ở yêu cầu đòi tiền) và yêu cầu đó được công nhận là có căn cứ (Điều 382).
Người có nghĩa vụ sau khi nhận được văn bản hối thúc trả nợ, nếu không phản đối trong vòng 2 tuần thì trong vòng 30 ngày sau đó người có quyền có quyền yêu cầu tòa tuyên bố về tạm thi hành, khi có đề nghị này thì Tòa án phải tuyên bố tạm thi hành đối với hối thúc trả nợ (Điều 391). Nếu người có nghĩa vụ không phản đối đối với tuyên bố tạm thi hành này trong vòng 2 tuần thì văn bản hối thúc trả nợ này sẽ là văn bản xác nhận nghĩa vụ, người có quyền có thể căn cứ vào đó để yêu cầu cưỡng chế thi hành (Điều 396).
Hối thúc trả nợ được Tòa án gửi cho người có nghĩa vụ dưới dạng thông báo chỉ dựa trên việc thẩm định hồ sơ đề nghị trong đó có ghi nội dung yêu cầu và nguyên nhân yêu cầu mà thôi cho nên được sử dụng rất nhiều ở Nhật Bản như là một biện pháp đơn giản và nhanh chóng để thu hồi nợ. Lý do là vì hoàn toàn không cần phải có các tài liệu chứng cứ, phí đề nghị cũng chỉ bằng một nửa của án phí. Hơn nữa về thông báo hối thúc trả nợ, cũng hạn chế về giới hạn hạn trên của số tiền yêu cầu và số lần sử dụng giống như cơ chế tố tụng số tiền khởi kiện nhỏ.
Tuy nhiên thông báo hối thúc trả nợ được ban ra dựa trên nội dung ghi trong đơn đềnghị, chỉ cần nội dung mạch lạc là được chứ không trên cơ sở thẩm định về sự đúng sai của nội dung đó, cho nên cũng có vụ án đã lợi dụng thủ tục này để “yêu cầu khống”.
Hối thúc được gửi đến cho thư ký Tòa án đơn giản phụ trách địa bàn nơi cư trú của phía bên kia (người có nghĩa vụ - Điều 383). Thư ký tòa chỉ thẩm định văn bản đề nghị cho nên người đề nghị và phía bên kia không cần thiết phải đến tòa để xử.
Khi người có nghĩa vụ phản đối hợp pháp với thông báo hối thúc trả nợ hoặc tuyên bố tạm thi hành, và nếu số tiền yêu cầu là dưới 1,4 triệu yên thì sẽ chuyển sang thủ tục thông thường của Tòa án đơn giản có thư kýtòa đã ra thông báo hối thúc trả nợ, nếu số tiền là trên 1,4 triệu yên thì sẽ chuyển sang thủ tục thông thường của Tòa án tỉnh quản lý Tòa án đơn giản đó (Điều 395).
4. Tố tụng về séc và hối phiếu
Séc, hối phiếu có vai trò quan trọng là biện pháp thanh toán trong giao dịch thương mại bởi vì có thể được chuyển thành tiền ngay lập tức cho nên nếu thủ tục tố tụng đối với loại này chỉ có là theo thủ tục thông thường cần có thời gian và chi phí thì sẽ không thể duy trì được sự tin cậy của chế độ séc, hối phiếu. Chính vì vậy, Luật Tố tụng dân sự Nhật Bản đã ban hành chế độ tố tụng séc, hối phiếu như là thủ tục rút gọn để giải quyết đơn giản và nhanh chóng các khoản nợ về séc, hối phiếu. Về yêu cầu đối với số tiền séc hối phiếu (yêu cầu phụ bao gồm cả tiền lãi) thì nguyên đơn được quyền lựa chọn theo thủ tục này hoặc thủ tục tố tụng thông thường (có thể kiện lên Tòa án địa phương hoặc Tòa án đơn giản tùy theo số tiền khởi kiện).
Khái quát về thủ tục này và ở đây cũng áp dụng nguyên tắc chứng cứ cung cấp chỉ giới hạn trong các chứng cứ văn bản, do đó kết thúc xét xử vào ngày mở phiên tranh luận miệng lần một. Bằng cách này thủ tục này đã đơn giản hóa khá nhiều thủ tục tố tụng dân sự thông thường.
Nguyên đơn có quyền lựa chọn theo thủ tục tố tụng về séc, hối phiếu hoặc thủ tục thông thường khi khởi kiện yêu cầu về séc, hối phiếu, và đối với trường hợp đầu thì nhất thiết phải nêu rõ điều đó trong đơn khởi kiện (Điều 350).
Tuy nhiên, ngay cả trường hợp nguyên đơn đã khởi kiện theo thủ tục tố tụng về séc, hối phiếu nhưng trước khi kết thúc tranh luận miệng, thì lúc nào cũng có thể đề nghị chuyển sang thủ tục thông thường mà không cần có sự đồng ý của bị đơn (khoản 1 Điều 353). Trong trường hợp này, Tòa án sẽ xét xử và ra bản án theo thủ tục thông thường (khoản 2 Điều 353).
Trong thủ tục tố tụng về séc, hối phiếu, về nguyên tắc chỉ cho phép điều tra chứng cứ trong phạm vi chứng thư (khoản 1 Điều 352), cấm ra lệnh nộp văn bản hoặc ủy thác gửi văn bản (khoản 2 Điều 352) cho nên, về chứng thư thì cũng chỉ giới hạn ở những thư mà đương sự có thể mang theo đến trình tòa. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ là cho phép hỏi đương sự mang tính bổ sung liên quan đến sự đúng sai của văn bản và về việc xuất trình séc, hối phiếu (khoản 3 Điều 352). Như vậy là việc điều tra chứng cứ bị hạn chế, cho nên kết quả là trừ trường hợp có lý do không tránh khỏi còn thì việc tranh luận phải kết thúc trong ngày đầu tiên (phiên tòa một lần).
Đối với bản án có nội dung chính là tố tụng séc, hối phiếu (bản án công nhận hoặc bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bản án công nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơnnhất thiết phải tuyên về tạm thi hành để xử lý nhanh chóng vụ án và tạo sự thuận lợi cho nguyên đơn (khoản 2 Điều 259) thì không cho phép kháng cáo lên Tòa án cấp trên (đoạn chính Điều 356). Đương sự không thỏa mãn với bản án chỉ có thể khiếu nại đối với Tòa án đã ra bản án trong vòng 2 tuần kể từ ngày nhận được tống đạt bản án (hoặc chứng thư thay thế cho bản án).
Đối với bản án về nội dung chính, nếu có phản đối hợp pháp thì hoãn việc hiệu lực của bản án về tố tụng séc, hối phiếu và tố tụng sẽ được khôi phục về tình trạng trước kết thúc tranh luận miệng, và Tòa án đó sẽ tiếp tục xét xử theo thủ tục thông thường (Điều 361) và ra bản án theo thủ tục thông thường.
Đối với bản án được tuyên theo thủ tục thông thường sau khi có phản đối, thì về nguyên tắc, có quyền được kháng cáo lên Tòa án cấp trên. (Điều 364. Về điểm này cũng khác với “Cơ chế tố tụng số tiền khởi kiện nhỏ).