Những kết quả đạt được trong công tác Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm ở Ninh Bình

16/05/2007

Thực hiện nhiệm vụ công tác Thi hành án dân sự năm 2007 theo Chỉ thị số 01/2007/CT-BTP ngày 23/01/2007của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Kế hoạch số 03/KH-BCĐTHA ngày 06/01/2007 của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình về triển khai nhiệm vụ công tác Thi hành án dân sự năm 2007 và chương trình công tác Tư pháp năm 2007 của Sở Tư pháp Ninh Bình. Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng thị xã Ninh Bình được Nhà nước nâng cấp lên thành phố do Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phát động.



Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình đã triển khai kế hoạch công tác năm 2007 với mục tiêu “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, tổ chức thi hành những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có gỉai pháp giải quyết hạn chế tồn đọng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân”. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tích cực góp phần cùng các cơ quan Tư pháp bảo vệ trật tự kỷ cương của pháp luật ở địa phuơng.

Qua 6 tháng triển khai nhiệm vụ (Từ 01/10/2006 đến 31/3/2007), Toàn tỉnh phải thi hành 3.155 việc với tổng số tiền phải giải quyết 71.055.299.000đ, ngoài 45 việc và số tiền 444.356.000đ đã uỷ thác cho các đơn vị ngoài tỉnh thi hành thì số việc còn phải thi hành trong tỉnh là 3.110 việc, với số tiền phải thi hành 70.610.873.000đ; qua phân loại có 1.859 việc có điều kiện thi hành với số tiền có điều kiện thu 13.647.812.000đ, còn lại 1.251 việc với số tiền  57.143.061.000đ chưa và không còn khả năng thi hành.

Đối với việc và số tiền có điều kiện thi hành, trong 6 tháng các đơn vị Thi hành án đã thi hành xong 565 việc, đình chỉ 36 việc, thi hành đều 58 việc, thi hành dở dang 704 việc, thi hành chưa có kết quả 496 việc. Về tiền đã thu được 3.606.016.000đ, giải quyết bằng các biện pháp khác (đình chỉ, miễn giảm) 492.856.000đ, chưa thi hành  được 9.368.940.000đ đạt tỷ lệ 73,3% về việc và 30,4% về tiền, trong đó tỷ lệ xong hoàn toàn về việc đạt 35,4% và tỷ lệ thực thu về tiền đạt 27%. So với 6 tháng cùng kỳ năm 2006, thi hành về việc đạt thấp hơn 4,6%, thi hành xong hoàn toàn  thấp hơn 13,6%, tỷ lệ thi hành về tiền thấp hơn 4,6% và thực thu thấp hơn 10% (6 tháng đầu năm 2006 thi hành về việc đạt 80%, xong về việc đạt 44%, về tiền 48% và thực thu 37%).

Kết quả thi hành so với cùng kỳ năm 2006 thấp hơn một phần là do thống kê báo cáo năm nay thực hiện theo quy định mới không đưa việc uỷ thác, trả đơn, tạm hoãn vào thống kê việc thi hành và số tiền thực hiện qua trả dơn, uỷ thác…không tính vào số tiền thi hành  nên tỷ lệ thi hành về  việc và tiền năm nay so với cùng kỳ năm trước thấp hơn.Tuy nhiên nếu xét về số việc thi hành án xong và số tiền thực thu cho thấy kết quả thi hành án năm 2007 có dấu hiệu chững lại so với cùng kỳ năm trước.Bên canh một số đơn vị thi hành có tỷ lệ thi hành xong về việc đạt kết quả khá như: Yên Mô (53,8%), Gia Viên (50%), Thi hành án tỉnh (47%) thì một số đơn vị như Kim Sơn mới đạt xong 17,6%, thành phố Ninh Bình 29,7%. Về thực thu  một số đơn vị có số thu cao như: Kim Sơn (57%), Yên Khánh (56%), thị xã Tam Điệp (51,6%), một số đơn vị kết quả thực thu còn khiêm tốn như Hoa Lư (15,5%), Gia Viễn (17,7%) đặc biệt là Nho Quan trong 6 tháng tỷ lệ thực thu mới đạt 5,7% so với số tiền có điều kiện thu (63.626.000đ/1.099.048.000đ).

 Một số vụ việc phức tạp đã được các đơn vị thi hành án báo cáo ban chỉ đạo Thi hành án cùng cấp tổ chức cưỡng chế thi hành  dứt điểm, đây là những vụ việc phức tạp liên quan đến tranh chấp tài sản là nhà và đất. Tại Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô đã tổ chức 4 vụ cưỡng chế giao nhà và đất đạt kết quả tốt. Đối với 2 vụ trọng điểm (Lê Đại Nghĩa ở Hoa Lư và vụ Thắng - Viến ở thị xã Tam Điệp) đã giải quyết cơ bản vụ Lê Đại Nghĩa. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Hoa Lư và UBND Thị trấn Thiên Tôn  đã thông báo việc thu tiền  để giao đất cho ông Nguên Xuân Trường nhưng vì ông Trường không nộp tiền nên việc giao đất chưa thực hiện đuợc. Thi hành án dân sự huyện Hoa Lư đã ra quyết định thu hồi thửa đất có ngôi nhà của Lê Đại Nghĩa đang bị quản lý, do vậy buộc Lê Đại Nghĩa thi hành nộp số tiền phải thi hành án 70 triệu đồng trên tổng số tiền phải nộp là 92 triệu đồng. Đối với vụ Thằng - Viến Thi hành án dân sự Thị xã Tam Điệp đã báo cáo và được UBND thị xã, Ban chỉ đạo Thi hành án thị xã Tam Điệp đồng ý tổ chức cuỡng chế việc giao nhà cho bà Viến ngay sau khi thực hiện xong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII.

Đối với công tác án chuyển giao cấp xã có 725 việc với tổng số tiền phải thu 136.153.000đ, trong 6 tháng đã thi hành xong 125 việc, thi hành đều 5 việc, dở dang 40 việc, chuyển lại cơ quan thi hành án 12 việc, thi hành chưa có kết quả 543 việc. Số tiền đã thu và giải quyết bằng các biện pháp khác 16.195.000đ, đạt 25% về việc và 19,2% về tiền. Một số huyện cấp xã thi hành đạt hiệu quả, do vậy số án còn lại không nhiều như Gia Viễn còn 04 việc, Yên Mô còn 10 việc.

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trước  nhu cầu kiện toàn cơ quan thi hành án dân sự tỉnh và các đơn vị thi hành án dân sự trực thuộc theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BNV ngày 29/3/2007 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ và Công văn số 657/BTP-THA ngày 13/2/2007 của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã đưa ra một số giải pháp về công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thi hành án trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào một số vấn đề như: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng để đội ngũ cán bộ công chức có lập truờng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết với ngành, dũng cảm vì sự nghiệp, bảo vệ công lý và pháp chế XHCN. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn áp dụng vào thực tiễn công tác. Khuyến khích việc cán bộ đang làm việc học thêm về pháp luật, ngoại ngữ và tin học. Lựa chọn đưa đi đào tạo để bổ nhiệm các chức danh Chấp hành viên, thẩm tra viên bổ xung cho các đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với thực trang đội ngũ Chấp hành viên còn thiếu và bố trí chưa đồng đều, cần thực hiện việc bổ nhiệm và điều chuyển  Chấp hành viên đến làm việc tại các đơn vị còn thiếu Chấp hành viên tại các huyện như Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan. Phối hợp cùng cấp uỷ, chính quyền cấp huyện thống nhất rút một số cán bộ đang làm công tác quản lý ở các đơn vị Thi hành án cấp huyện lên Thi hành án dân sự tỉnh để bổ nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên, đồng thời xét bổ nhiệm thay thế cán bộ quản lý ở các đơn vị có cán bộ lãnh đạo được điều chuyển đảm bảo sự hoạt động bình thường của các đơn vị Thi hành án.

Trên cơ sở đưa ra những giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, thời gian tới công tác Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình chú trọng đến một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ thi hành án; Chú trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ, tranh thủ sự chỉ đạo cuả cấp uỷ, chính quyền và Ban chỉ dạo thi hành án cùng cấp, sự hỗ trợ, phối hợp với các ngành chức năng để đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự, có giải pháp tích cực làm giảm án tồn đọng, phấn đấu kết thúc công tác năm 2007 các đơn vị thi hành án trong tỉnh đạt và vượt 75% về việc được thi hành xong với số tiền thực thu đạt từ 55%-60% theo chỉ tiêu thi đua cuả ngành. Không để xảy ra vi phạm kỷ luật về nghiệp vụ thi hành án; Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã trong việc chỉ đạo, đôn đốc thi hành những vụ việc đã được chuyển giao, những vụ việc trên thực tế không còn điều kiện thi hành ở cấp xã nên rút về cơ quan thi hành án để xử lý theo pháp luật. Đảm bảo 60% về và 50% về tiền được thi hành án trong năm 2007 đối với án chuyển giao cho cấp xã; Tăng cuờng công tác kiểm tra, thanh tra cuả thi hành án dân sự tỉnh và công tác tự kểm tra cuả Thủ truởng các cơ quan thi hành án nhằm hạn chế sai sót nghiệp vụ. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh thi hành án dân sự, hạn chế việc khiếu kiện kéo dài, vuợt cấp. 

Thiều Thị Tú