Cục Thi hành án dân sự và Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp

28/03/2017
Ngày 17/3/2017, Cục Thi hành án dân sự và Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự. Tham dự hội nghị có ông Trần Văn Đức, Giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bến Tre, đại diện lãnh đạo 18 ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Về phía Cục Thi hành án dân sự có ông Nguyễn Văn Tu, Cục trưởng, tham dự hội nghị còn có trưởng các phòng chuyên môn, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố.

Theo báo cáo tại hội nghị, kết quả thi hành các việc án liên quan các Chi nhánh Ngân hàng như sau:
Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2016:
Các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh phải thi hành cho các Chi nhánh ngân hàng là: 217 việc (chiếm 1,15% tổng thụ lý) tăng 67 việc (44,6%) so cùng kỳ 2015, tương ứng với tổng số tiền phải thi hành 193.309.982.882 đồng (chiếm 27,15% tổng số thụ lý) tăng 42.778.386.000 đồng (28,4%) so cùng kỳ năm 2015.
Số việc đã thi hành xong là: 38 việc (đạt 17,51% trên tổng số việc tín dụng, ngân hàng) tăng 13 việc (52%), tương ứng với số tiền 51.467.971.036 đồng (đạt 26,62%) tăng 36.875.252.675 đồng (252,6%) so với cùng kỳ năm 2015. 
Số còn phải thi hành: 179 việc với số tiền 141.933.242.846 đồng.
Từ 01/10/2016 đến 31/12/2016 (quý 1 năm 2017):
Toàn tỉnh thụ lý thêm 31 việc, tương ứng với số tiền 22.703.260.825 đồng, thi hành xong 8 việc tương ứng với số tiền 11.162.910.180 đồng.
Với kết quả trên cho thấy, việc tổ chức thi hành án cho các Chi nhánh ngân hàng có sự chuyển biến tích cực, trong quá trình thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai Ngành, Chấp hành viên và các tổ chức tín dụng thường xuyên chủ động phối hợp tích cực trong quá trình tổ chức  xác minh, phân loại, kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành án, kết quả thi hành các việc án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc kéo giảm nợ xấu của các Chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị các đại biểu đã trao đổi sôi nổi, bàn bạc các giải pháp tích cực nhằm sớm tổ chức thi hành các việc án liên quan đến ngân hàng, tổ chức tín dụng. Cụ thể như:
Đối với ngân hàng: Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh trong việc tiến hành rà soát, xử lý các vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ của mỗi Ngành, kiểm tra việc triển khai và thực hiện Quy chế phối hợp, từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, nhằm góp phần phối hợp giải quyết những việc án thi hành cho các tổ chức tín dụng sớm kết thúc. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án, cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin và các tài liệu có liên quan đến tài sản thế chấp, bảo lãnh để việc xử lý tài sản được nhanh chóng, đảm bảo đúng quy định pháp luật, kể cả trong trường hợp là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự; kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc để được hướng dẫn giải quyết; cử người đại diện các tổ chức tín dụng phối hợp với chấp hành viên thi hành việc án trong suốt quá trình tổ chức thi hành việc án. Trường hợp tài sản không bán được, các tổ chức tín dụng cần chủ động tìm, giới thiệu người đăng ký mua hoặc xem xét có hướng nhận tài sản để đảm bảo thi hành án.
Về phía các cơ quan Thi hành án dân sự: Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự về chủ trương của đảng, nhà nước về giải quyết nợ xấu; triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thi hành án cho các tổ chức tín dụng, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm theo Quy chế.  
Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo Phòng chuyên môn nghiệp vụ và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện phải thường xuyên rà soát, phân loại các việc thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng. Đối với các vụ việc có điều kiện thi hành án phải chỉ đạo Chấp hành viên và Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp cụ thể để giải quyết có hiệu quả và sớm tổ chức thi hành án dứt điểm. Chỉ đạo chấp hành viên thi hành việc án của Ngân hàng, tăng cường công tác phối hợp và chủ động phối hợp thường xuyên với các tổ chức tín dụng và mời đại diện các tổ chức tín dụng tham gia ngay từ khi tiến hành xác minh, xác định thực tế tính pháp lý, vị trí, diện tích, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm thi hành án, để kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh nếu có; chấp hành viên thi hành việc án chủ động mời đại diện các tổ chức tín dụng tham gia vận động giáo dục thuyết phục, thỏa thuận thi hành án theo quy định và làm công tác vận động tự nguyện thi hành án thường xuyên liên tục từ khi thụ lý đến khi thi hành án xong, kể cả các việc án đang áp dụng biện pháp cưỡng chế, bán đấu giá tài sản thi hành án.
Đối với từng vấn đề còn vướng mắc liên quan đến giải quyết án của các tổ chức tín dụng, Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ động phối hợp với NHNN tỉnh trao đổi, thống nhất nội dung, giải pháp xử lý vướng mắc; từ đó mỗi ngành sẽ có chỉ đạo tổ chức thực hiện theo hệ thống ngành; kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh để tập trung chỉ đạo thi hành đạt kết quả. Phấn đấu đến 30/9/2017 kéo giảm ít nhất 30% số việc án năm 2016 chuyển sang 2017.
Phạm Tấn Khánh-Văn phòng Cục Thi hành án dân sự tỉnh  


Các tin khác