Cơ quan THADS tỉnh rút hồ sơ thi hành án lên để tiếp tục thi hành: Thống kê kết quả thi hành án và hạch toán kế toán

Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 thì Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh nếu cần thiết có thể rút bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của cấp huyện lên để thi hành do tính chất phức tạp và liên quan đến nhiều huyện của vụ án.

Cần phải có chính sách đối với cán bộ nhằm thu hút người vào công tác tại các cơ quan thi hành án

Theo qui định tại Nghị định số: 50/2005/NĐ-CP, ngày 11/4/2005 của Chính phủ qui định về Cơ quan quản lý thi hành án, Cơ quan Thi hành án và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án, Thông tư liên tịch số: 01/2007/TT-LT, BNV-BTP, ngày 29/3/2007 của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn về tổ chức của Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổ chức, cán bộ, công chức, kinh phí và nghiệp vụ; cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thi hành án dân sự cấp tỉnh về kinh phí và nghiệp vụ.

Một vài suy nghĩ về thi hành án cấp dưỡng nuôi con..

Thi hành án dân sự về cấp dưỡng  là một  trong những loại việc khó thi hành, mất nhiều thời gian công sức và không đơn giản để kết thúc nhanh một vụ việc thi hành án. (Trừ trường hợp hai bên đương sự tự nguyện thoả thuận thi hành trực tiếp với nhau). Loại việc này, đòi hỏi chúng ta phải  kiên trì, chịu khó và rèn luyện kỹ năng thuyết phục hai bên đương sự hoặc theo dõi thi hành dần hàng tháng, hàng quí…

Ra quyết định thi hành án như thế nào khi Toà án tổng hợp khoản tiền phạt bổ sung của 02 bản án do hai Toà án khác nhau xét xử?

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là trường hợp một người đã bị kết án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì lại bị xét xử về một hoặc nhiều tội khác.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Việc làm cần thiết và phải thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa thế giới đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam suốt đời học tập và noi theo.

Một số ý kiến trong vấn đề kê biên, xử lý tài sản (nhà ở)

Trong quá trình kinh doanh với nhau, vợ chồng bà A có vay mượn của  ông B, số tiền 100triệu đồng với lãi suất 1,1%/tháng. Quá trình kinh doanh thua lỗ vợ chồng A không có tiền trả nợ, cho nên ông B khởi kiện dân sự và trong quá trình hoàn giải hai bên thống nhất thoả thuận và được Toà án ra quyết định công nhận sự tự nguyện của các đương sự số 102/QD-DSST ngày 30/5/2005 với nội dung thoả thuận như sau:

Công tác THADS 6 tháng đầu năm

Một trong những lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp được đặc biệt quan tâm chính là công tác THADS. Dù đã có nhiều giải pháp được thực hiện, nhưng qua thực tế công tác 6 tháng đầu năm 2008, hiệu quả công tác THADS vẫn tiếp tục bị “kiềm chế” bởi những mối lo chưa bao giờ dứt.

Thông báo về thi hành án dân sự

Thông báo được hiểu là một hình thức chuyển tải nội dung thông tin nhất định đến đối tượng được thông tin, nhằm làm cho đối tượng được nhận thông tin biết được thông tin để thực hiện những hành vi nhất định. Trong hoạt động thi hành án dân sự, việc thông báo những thông tin về thi hành án đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nội dung, đối tượng thông báo về thi hành án không phải trong trường hợp nào cũng như nhau và do người có thẩm quyền thực hiện và theo hình thức nhất định.

Giải quyết án tồn đọng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Tăng cường công tác tuyên truyền

Không phải là địa bàn nhiều án nhưng với tình hình vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng gia tăng nên các việc phải thi hành án (THADS) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng ngày một dày thêm. Làm thế nào để giải quyết án tồn đọng? Đó là câu hỏi đặt ra với các cơ quan THA trên cả nước, và Bắc Giang đã có cách làm của riêng mình…

Giải pháp nào giải quyết án tồn đọng?

Có thể nói một trong những khó khăn lớn của cơ quan thi hành án hiện nay là giải quyết lượng án tồn đọng. Số việc từ năm cũ chuyển sang năm mới ngày càng nhiều mà hiện nay Bộ Tư pháp chưa có hướng dẫn cụ thể để giải quyết những bản án tồn đọng trước khi pháp lệnh THA năm 2004 có hiệu lực. Các bản án đang tổ chức thi hành cho dù có điều kiện THA nhưng vẫn thuộc dạng tồn đọng đó còn chưa nói đến án không có điều kiện thi hành. Tỷ lệ THA đạt không cao, những án tồn đọng đang là gánh nặng đối với cơ quan THA. Vì vậy rất cần có các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, khắc phục.Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến án tồn đọng?