Sign In

Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án (10/11/2022)

Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Một số vướng mắc khi ra quyết định thi hành án (10/11/2022)

Quyết định thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng, khởi động toàn bộ quá trình thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 23,Điều 36 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS), Điều 6, Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Thông tư số 01/2016/TT-BTP quy định về hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ THADS.

Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên (01/11/2022)

Là người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành án, khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên nhân danh công quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyết định của mình. Nhà nước trao cho Chấp hành viên quyền được sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì...) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Với những quyền năng quan trọng như vậy nên mỗi lời nói, hành động của Chấp hành viên không chỉ tác động đến quyền, lợi ích của các bên mà còn tác động tâm lý, phản ứng tức thì tới hành động, lời nói của những người có liên quan.

Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản - Vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc bảo quản vật chứng (01/11/2022)

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ cơ bản, quan trọng, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội. Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS) quy định vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Một số vấn đề về tạm hoãn xuất cảnh trong thi hành án dân sự (17/02/2021)

Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Việc đương sự, đặc biệt là người phải thi hành án (người Việt Nam, người nước ngoài) xuất cảnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức thi hành án. Việc tạm hoãn xuất cảnh của người phải thi hành án được quy định tại Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 28, Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2019( gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh); Điều 21, Điều 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 94/2015/NĐ-CP và Nghị định số 75/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 136/2007/NĐ-CP). 

Hoàn thiện quy định về việc chưa có điều kiện thi hành án (07/09/2020)

Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án là một nội dung quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án(THA), tuy nhiên, một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn còn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.

Khiếu nại trong Thi hành án dân sự và chế tài đối với người khiếu nại sai (không có căn cứ) (25/02/2020)

Khiếu nại là quyền của công dân đã được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm thực hiện; thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định:

Một số điểm mới của Thông tư số 06/2019/TT-BTP quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính (20/02/2020)

Thống kê thi hành án dân sự là một trong những công cụ quan trọng phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền. Kết quả thống kê thi hành án dân sự là nguồn thông tin, dữ liệu chủ yếu, tổng hợp, phản ánh toàn diện kết quả hoạt động tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong hộ gia đình để thi hành án (10/04/2018)

Chữ “hộ” trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp, theo đó ruộng đất được giao theo bình quân nhân khẩu. Cụ thể là trong sổ hộ khẩu gia đình (hộ khẩu thường trú) có bao nhiêu “người từ 15 tuổi trở lên” (trang 373 Từ điển Luật học) thì được giao bao nhiêu đất căn cứ vào quỹ đất của địa phương. Nếu “chủ điền” có dư đất thì chia cho người thiếu đất theo chủ trương “nhường cơm xẻ áo”. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ gia đình. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến hộ khẩu được quy định bởi Điều 25 Luật Cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý hành chính vẫn dựa trên “hộ khẩu” nên phát sinh  nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình để thi hành án.
Các tin đã đưa ngày: