Sign In

Bắc Giang đẩy mạnh công tác quy hoạch tạo nguồn bổ nhiệm cán bộ (17/04/2023)

Quy hoạch tạo nguồn cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Vấn đề trong tổ chức thi hành án đối với việc xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác tài nguyên hiện nay (11/04/2023)

Thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó. Tuy nhiên, phán quyết, quyết định của Tòa án cũng chỉ là kết quả về mặt pháp lý, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên thực tế cần phải tổ chức thi hành án. Do vậy, việc không thực thi được trên thực tế sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Một thực tế hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến liên quan đến việc tổ chức thi hành đối với tài sản là quyền khai thác tài nguyên.

17 thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực THADS được sửa đổi, bổ sung (09/06/2020)

Ngày 01/6/2020, Bộ trưởng trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1328/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn trong việc trả lại tiền, tài sản thi hành án (27/11/2019)

Trả lại tiền, tài sản là một trong những loại việc chủ động thi hành án mà các cơ quan thi hành án dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành. Việc trả lại tiền, tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36; Điều 47; Điều 126 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự); Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Điều 13, Điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác xác minh, phân loại án tại địa phương và hướng giải quyết (01/10/2018)

Công tác thi hành án dân sự là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, là hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù, quá trình tổ chức việc thi hành án phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục trong đó việc xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả giải quyết vụ việc. Kết quả xác minh là cơ sở để Chấp hành viên quyết định cách thức và biện pháp tổ chức thi hành vụ việc trong giai đoạn tiếp theo như ủy thác vụ việc, đình chỉ giải quyết hay lựa chọn các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc phân loại vụ việc sang diện chưa có điều kiện thi hành … Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xác minh điều kiện thi hành án, trong quá trình tổ chức thi hành vụ việc, Chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự bên cạnh việc nắm vững các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến công tác xác minh điều kiện thi hành án, cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng xác minh và xử  lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự để phân loại chính xác hồ sơ và tổ chức thi hành vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới (04/06/2015)

Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.

Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự (04/06/2015)

Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự (04/06/2015)

Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có nhiều vụ việc rất khó thi hành do nguyên nhân từ sự nhận thức cách áp dụng các quy định pháp luật khác nhau của các chủ thể trong thực tiễn đã dẫn đến có những quan điểm không đồng nhất để giải quyết vụ việc và chấp hành viên không biết lựa chọn làm theo phương án nào cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Các tin đã đưa ngày: