Quy chế phối hợp liên ngành gồm các nội dung: phối hợp trong việc hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự; giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định, trả lời kiến nghị, thụ lý giải quyết yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự và trong việc đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; thu tiền, tài sản, đặc xá đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù; phối hợp cưỡng chế thi hành án dân sự; kiểm sát người phải thi hành án, người được thi hành án và các cơ quan có liên quan trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thi hành án dân sự; gửi quyết định, thông báo về thi hành án; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo giải quyết việc thi hành bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành; phối hợp thi hành các vụ án lớn, khó thi hành và một số vấn đề cụ thể khác. Quy chế cũng nêu rõ, trách nhiệm của từng cơ quan ký kết, trách nhiệm của Trưởng đoàn công tác liên ngành, của công chức tham gia phối hợp.
Đây là căn cứ pháp lý để các cơ quan Công an, Toá án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục thi hành án dân sự tỉnh phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng hơn trong công tác thi hành án dân sự; đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Chi cục Thi hành án dân sự, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự để tổ chức thực hiện ở địa phương mình.
Võ Công Hoàng