Sign In

Kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án - Một số khó khăn từ thực tiễn (11/03/2021)

Trong các loại tài sản bị kê biên, xử lý để thi hành án thì động sản là loại tài sản phổ biến. Bên cạnh một số ưu điểm như giá trị tài sản thường tương ứng với khoản phải thi hành án; tính thanh khoản cao…thì việc kê biên, xử lý loại tài sản này cũng còn nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số vướng mắc từ thực tiễn tổ chức thi hành án đối với loại tài sản này, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.

Quy định về tuổi nghỉ hưu áp dụng từ đầu năm 2021 (04/12/2020)

Ngày 18 tháng 11 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Theo đó, Nghị định đã hướng dẫn cụ thể tuổi nghỉ hưu trong các trường hợp lao động trong điều kiện bình thường, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường và Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường…

Khó khăn, vướng mắc khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án. Định hướng hoàn thiện thể chế Luật Thi hành án dân sự (05/11/2020)

Công tác thi hành án dân sự là khâu quyết định để bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế. Trường hợp, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành theo quy định tại Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án buộc phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành. Một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án là kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, trong đó pháp luật về thi hành án dân sự quy định về việc kê biên nhà ở của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế cuối cùng khi người phải thi hành án không còn tài sản nào khác để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án hoặc khi người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản là nhà ở duy nhất cho cơ quan thi hành án dân sự kê biên, xử lý. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình kê biên, xử lý nhà ở của người phải thi hành án phát sinh khó khăn, vướng mắc từ mặt thể chế cần có quy định cụ thể hơn.

Một số điểm mới của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (28/08/2020)

Ngày 13 tháng 8 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2020 (thay thế, bãi bỏ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2015/NĐ-CP). 
Trong đó, quy định nhiều điểm mới về việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức.

Nghị định số 33/2020/NĐ-CP và một số điểm mới trong quy định về xác minh điều kiện thi hành án (14/05/2020)

Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng của Chấp hành viên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) có những quy định sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Xác minh điều kiện thi hành án - Dưới góc độ chức trách, nhiệm vụ của Chấp hành viên (21/04/2020)

Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, được Chấp hành viên thực hiện để thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án.Ý nghĩa quan trọng của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án thể hiện ở chỗ kết quả xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ mang tính chất quyết định cho các tác nghiệp tiếp theo cũng như quyết định kết quả tổ chức thi hành án, là cơ sở để  xem xét ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án, hoặc ra các quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định.

Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án và một số vấn đề cần hoàn thiện (25/03/2020)

Một trong những yêu cầu quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người mua, nhận tài sản thi hành án đó là việc thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án. Nhằm bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng của người mua/nhận tài sản thi hành án, pháp luật  Thi hành án dân sự , pháp luật Đất đai đã có các quy định cụ thể liên quan đến vấn đề này.

Một số ý kiến trao đổi về “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự”: những vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết (24/03/2020)

Khi một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực được thi hành sẽ không chỉ có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và còn ảnh hưởng, tác động đến cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và trong nhiều trường hợp, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn chưa có đầy đủ các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự, cũng như quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn còn có những vướng mắc, bất cập nhất định.
Các tin đã đưa ngày: