Sign In

Một số tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong việc ký Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản để thi hành án

09/07/2015

Trong quá trình tổ chức thi hành các việc thi hành án dân sự, tài sản do Bản án kê biên hoặc sau khi Chấp hành viên tổ chức kê biên được xác định giá là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản phải tổ chức bán đấu giá và việc bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện.  
Trong quá trình tổ chức thi hành các việc thi hành án dân sự, tài sản do Bản án kê biên hoặc sau khi Chấp hành viên tổ chức kê biên được xác định giá là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản phải tổ chức bán đấu giá và việc bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện.  
Trong thực tế thực hiện việc ủy quyền của Chấp hành viên cho các tổ chức bán đấu giá và việc thực hiện bán đấu giá của các tổ chức theo quy định của Luật thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã có những quy định cụ thể trong toàn bộ quá trình từ lựa chon tổ chức bán đấu giá, niêm yết, thông báo công khai………..đến hủy kết quả bán đấu giá. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện việc ký và thực hiện Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản các Chấp hành viên còn có một số hạn chế, sai sót đó là: 
1.Việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản để thực hiện việc bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự:
       Một số trình tự thủ tục được áp dụng trong thực tế chưa được quy định như trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn tổ chức bán đấu giá để thực hiện cuộc bán đấu giá dẫn đến hiện nay nhiều Chấp hành viên lựa chọn phải tổ chức bán đấu giá năng lực hạn chế; không đủ điều kiện ký hợp đồng ủy quyền; để xảy ra nhiều vi phạm sai sót trong thực hiện việc bán đấu giá tài sản; khi xảy ra tranh chấp không phối hợp giải quyết……
       Để tránh các trường hợp nêu trên trong việc lựa chon tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án Chấp hành viên cần phải:
    - Lựa chọn tổ chức bán đấu giá trong số những tổ chức bán đấu giá tài sản đủ điều kiện do Sở Tư pháp công bố và quản lý; 
    - Yêu cầu tổ chức bán đấu giá cung cấp hồ sơ giới thiệu năng lực, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Thẻ đấu giá viên của người đại diện theo pháp luật của tổ chức bán đấu giá……để kiểm tra năng lực và tổ chức bán đấu giá đủ điều kiện để đảm bảo được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 16 Nghị định 17/2010/NĐ-CP: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá phải là đấu giá viên;
    - Nếu thấy cần thiết kiểm tra một số việc mà tổ chức bán đấu giá đã thực hiện để xác định khả năng, năng lực…. 
 2. Về việc ký Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản:
Đối với tài sản để thi hành án thì Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản được ký kết giữa Chấp hành viên có thẩm quyền xử lý tài sản với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong việc ký Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản, nhiều Chấp hành viên chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản theo dự thảo Hợp đồng do tổ chức bán đấu giá soạn thảo nên khi xảy ra tranh chấp, trách nhiệm, hậu quả pháp lý, phần thua luôn thuộc Chấp hành viên. Về nội dung này sai sót chủ yếu là: 
- Về thời gian, địa điểm, phương thức giao tài sản , thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành:
Thực tế có rất nhiều Chấp hành viên ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản đã thồng nhất với tổ chức bán đấu giá về thời gian thanh toán tiền bán tài sản bán đấu giá thành là sau khi bàn giao tài sản đã bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá dẫn đến nhiều rủi ro, hậu quả pháp lý xỷ ra Chấp hành viên phải gánh chịu như:
Do lý do nào đó mà chưa thể giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá như bản án có hoãn, kháng nghị, khiếu nại…. , trong thời gian này tổ chức bán đấu giá sử dụng tiền đã thu của người mua đi gửi tiết kiệm, sử dụng vào mục đích khác… mà Chấp hành viên không kiểm soát được…
Do ký hợp đồng không chặt chẽ như vậy dẫn đến một số hợp đồng đã bán tài sản từ nhiều năm nay( có vụ đã bán từ 2002, 2010..) Chấp hành viên không kiểm soát được số tiền đã bán đấu giá tài sản; một số vụ tổ chức bán đấu giá đã tự ý gửi tiền có kỳ hạn khác với quy định để được hưởng lãi suất cao hơn quy định để hưởng chênh lệchh; một số vụ tổ chức bán đấu giá tự ý trích để hưởng lãi gửi tiết kiệm; thậm chí có vụ đã sử dụng vào mục đích khác không thu hồi được…
Về bản chất: Tổ chức bán đấu giá tài sản được hưởng phí bán đấu giá tài sản và ccacs chi phí hợp lý khác ( nếu có) khi bán đấu giá thành tài sản không tùy thuộc vào việc tài sản có giao được hay không cho người mua đấu giá tài sản.
Để tránh sai sót và các hậu quả xảy ra Chấp hành viên khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản không áp dụng theo cách thức các Chấp hành viên đã ký nêu trên đã áp dụng trong thời gian vừa qua mà cần phải quản lý chặt chẽ tiền bán đấu giá tài sản bằng thỏa thuận chặt chẽ trong Hợp đồng: Yêu cầu tiền đặt cọc, tiền mua tài sản nộp vào tài khoản tiền gửi của tổ chức bán đấu giá có thống nhất ba bên ( Chấp hành viên, tổ chức bán đấu giá, Ngân hàng nơi mở TKTG của tổ chức bán đấu giá) để quản lý chặt số tiền này không để sử dụng vào mục đích khác hoặc nộp tiền vào tài khoản trung gian do Cơ quan thi hành án chỉ định để quản lý chặt chẽ số tiền này. Ngay sau khi bán đấu giá thành, người mua đã nộp đủ tiền mua tài sản Chấp hành viên phải yêu cầu tổ chức bán đấu giá tài sản chuyển toàn bộ tiền bán tài sản về tài khoản của Cơ quan thi hành án dân sự ( sau khi trừ phí bán đấu giá tài sản và các chi phí hợp lý khác nếu có). 
- Về phí, chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành và chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành:
Thực tế nhiều Châp hành viên sơ hở, thiếu chặt chẽ khi ký Hợp đồng đối với nội dung này khi thỏa thuận: “Tổ chức bán đấu giá được thanh toán phí bán đấu giá tài sản và chi phí hợp lý khác nếu có” mà không thỏa thuận cục thể dẫn đến nhiều vụ việc khi thanh lý hợp đồng, nhiều tổ chức bán đấu giá đã tính quá cao các chi phí yêu cầu Chấp hành viên phải thanh toán mới chuyển trả tiền bán đấu giá tài sản như:
-Tài sản đã bán đấu giá thành: Tổ chức bán đấu giá ngoài việc tính phí bán đấu giá còn tính cả chi phí đăng báo, niêm yết, chi phí cho bộ máy hành chính của tổ chức bán đấu giá( soạn thảo các văn bản, bộ máy hành chính phục vụ…).
- Tài sản bán đấu giá không thành: Tổ chức bán đấu giá yêu cầu thanh toán chi phí đăng báo, niêm yết, chi phí cho bộ máy hành chính của tổ chức bán đấu giá( soạn thảo các văn bản, bộ máy hành chính phục vụ…).
Để tránh sai sót và các tranh chấp xảy ra, Chấp hành viên khi ký Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản cần thỏa thuận cụ thể:
Trường hợp bán đấu giá thành thì tổ chức bán đấu giá tài sản được thanh toán phí bán đấu giá (có mức thu cụ thể) và các chi phí hợp lý khác là những chi phí gì (cụ thể);
Trường hợp bán đấu giá không thành thì tổ chức bán đấu giá tài sản được thanh toán tiền đăng báo, chi phí niêm yết và chi phí hợp lý khác là những chi phí gì (cụ thể).
 Chu Quang Tiến
 

Các tin đã đưa ngày: