Sign In

Một số quy định mới cần chú ý của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 về vấn đề kê biên, xử lý tài sản bán đấu giá

17/08/2015

Để hướng dẫn các điều khoản mà Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014; đồng thời đảm bảo tính đồng nhất, thống nhất pháp luật về thi hành án dân sự, thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật, ngày 18/07/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Nghị định này thay thế các Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.
 
Để hướng dẫn các điều khoản mà Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014; đồng thời đảm bảo tính đồng nhất, thống nhất pháp luật về thi hành án dân sự, thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật, ngày 18/07/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Nghị định này thay thế các Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, bắt đầu từ tháng 9/2015 - tháng cao điểm cuối cùng của năm công tác 2015 đã phải áp dụng các quy định của Nghị định 62. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều các đơn vị thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội và các cán bộ, công chức thi hành án dân sự Thủ đô vẫn chưa kịp thời nắm bắt được thông tin này. Bài viết xin đưa ra một số vấn đề nổi bật mà các Chấp hành viên cần chú ý để thực hiện đúng trong quá trình giải quyết hồ sơ thi hành án bắt đầu từ ngay trong tháng 9/2015 sắp tới:
1. Về kê biên tài sản để thi hành án:
Trước đây theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC (khoản 1 Điều 6) kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.
Quy định của Thông tư 14 thì hạn chế rất nhiều tình trạng người phải thi hành án tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành và góp phần giúp cơ quan thi hành án có cơ sở pháp lý để xử lý tài sản của người phải thi hành án đẫ chuyển nhượng sau khi có án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định trên cũng bộc lộ một số hạn chế. Quy định trên đã xâm phạm và gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình. Khi hướng dẫn người thứ ba khởi kiện nhưng đa số họ đều không thực hiện việc khởi kiện vì họ cho rằng giữa người mua tài sản và người bán không có tranh chấp; trường hợp người được thi hành án khởi kiện thì Tòa án không thụ lý vì đương sự không cung cấp được tài liệu chứng minh để có căn cứ cho Tòa án thụ lý như mục đích chuyển nhượng là trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Hiện nay theo quy định mới tại Điều 24 Nghị định 62/2015 thì mốc thời điểm Chấp hành viên được kê biên để thi hành án là kể từ khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Quy định này đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người thứ ba ngay tình hơn; đảm bảo căn cứ pháp lý chắc chắn và cũng phần nào giảm tải áp lực cho Chấp hành viên khi tiến hành kê biên xử lý tài sản.
2. Về xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
 Việc xác định tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án là tiền thi hành án từ thời điểm nào hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng theo quy định tại Điều 138, Điều 258 Bộ luật dân sự và Điều 4 Nghị định số 17/2010 ngày 04/3/2010 thì quyền lợi của người mua trúng đấu giá được pháp luật bảo vệ nên khi các bên đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và người mua đã nộp đủ tiền thì tài sản đó là của người mua. Số tiền thu được từ việc bán tài sản của người phải thi hành án là tiền thi hành án bất kể việc cơ quan thi hành án đã giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá hay chưa. Do đó cơ quan thi hành án phải thực hiện chi trả tiền cho người được thi hành án trong vòng 10 ngày kể từ khi thu được tiền bán tài sản. Với quy định này thì có lợi cho người phải thi hành án là họ không phải chịu lãi phát sinh do chậm thi hành án kể từ khi cơ quan thi hành án thu được tiền bán tài sản và người được thi hành án được nhận tiền ngay mà không cần quan tâm đến việc cơ quan thi hành án có giao được tài sản cho người mua hay không.
Trên thực tế việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua trúng đấu giá là một điều hết sức khó khăn vì người phải thi hành án dùng mọi cách để cản trở việc giao tài sản và để giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế. Có nhiều vụ việc phải mất 2,3 năm sau khi người mua trúng đấu giá nộp tiền mua tài sản thì mới được cơ quan thi hành án giao tài sản. Do vậy có ý kiến cho rằng khi chưa giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá thì tiền mua tài sản chưa được xác định là tiền thi hành án để thực hiện việc chi trả cho người được thi hành án. Quan điểm này là phù hợp hơn vì theo quy định tại Điều 374 Bộ luật dân sự: nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ được hoàn thành hoặc theo thỏa thuận của các bên. Do đó, khi nghĩa vụ giao tài sản chưa chấm dứt thì các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản chưa hoàn thành nên trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chậm giao tài sản theo thời hạn trong hợp đồng thì người trúng đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đã ký kết và yêu cầu trả lại khoản tiền mua tài sản đã nộp. Trong trường hợp này nếu cơ quan thi hành án đã chi trả tiền cho người được thi hành án thì việc thanh toán tiền cho người mua trúng đấu giá là rất phức tạp, cơ quan thi hành án không thể yêu cầu người phải thi hành án trả tiền cho người mua tài sản vì họ không có quan hệ trực tiếp trong việc mua bán tài sản, sẽ phải phát sinh một vụ kiện dân sự khác.
Theo quy định mới tại Điều 27 Nghị định 62 về bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án thì các Chấp hành viên cần hết sức chú ý:
- Số tiền mua tài sản bán đấu giá phải được nộp vào tài khoản của cơ quan thi hành án trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành. Quy định này đảm bảo việc quản lý tiền mua tài sản được an toàn, đúng quy định, tránh những trường hợp không đáng có xảy ra khi để tổ chức bán đấu giá tài sản quản lý số tiền này.
-Trước đây Luật Thi hành án dân sự 2008 cũng như Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 chưa quy định cụ thể về thời hạn phải giao tài sản cho người mua trúng đấu giá, chỉ quy định việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện theo quy định tại các Điều 114, 115, 116, 117 Luật Thi hành án dân sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 62 thì thời hạn giao tài sản cho người mua được tài sản đã được ấn định cụ thể, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ 3:  Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.
- Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Nghị định 62/2015/NĐ-CP với một số quy định mới như trên sẽ góp phần khuyến khích người dân tham gia mua tài sản thi hành án khi quyền lợi của họ đã được pháp luật bảo vệ thỏa đáng hơn. Qua đó cũng sẽ góp phần giảm lượng án tồn đọng cho cơ quan thi hành án cũng như tăng tỷ lệ thi hành về tiền vì các vụ việc  phải kê biên bán đấu giá tài sản đảm bảo thi hành án đều là những vụ việc có giá trị thi hành lớn.
 Nguyễn Công Đức
 

Các tin đã đưa ngày: