Sign In

Thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án: Trách nhiệm của Chấp hành viên? (20/05/2019)

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định bổ sung một số quyền và trách nhiệm của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Một trong số đó là trách nhiệm “thông báo cho những người được thi hành án chưa có yêu cầu thi hành án để yêu cầu thi hành án”. quy định tại ....... Tuy nhiên, trong quá trình Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần có hướng giải quyết, cụ thể:

Một số vướng mắc trong công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước (20/05/2019)

Công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ THADS cho người phải thi hành án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự . Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đã góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án. Các quy định của pháp luật về việc xét miễn, giảm trong thi hành án dân sự được thể hiện cụ thể tại các Điều 61, 62, 63,64 Luật  THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 và  Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

Một số kiến nghị hoàn thiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự (20/05/2019)

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) đã có những hướng dẫn cụ thể về thủ tục thi hành án dân sự( THADS); hệ thống tổ chức cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS,  Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS; việc thi tuyển, tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên; thẻ, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và người làm công tác THADS. Sau gần bốn năm thực hiện, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Bài viết dưới đây phân tích một số vấn đề còn bất cập liên quan đến quá trình thực hiện nghị định số 62/2015/NĐ-CP và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện. 

Một số điểm mới quan trọng của Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (28/09/2015)

Ngày 18/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 và thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.

Bán tài sản theo quyết định của Tòa án để trả nợ, người mua tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản vẫn bị kê biên để thi hành án. Đã đúng pháp luật quy định? (07/07/2015)

Trên trang thông tin điên tử của Tổng cục Thi hành án dân sự, ngày 13/6/2015 chúng tôi có bài “Từ một bài báo, nghĩ về một quyết định của Tòa án”. Nội dung bài viết, chúng tôi muốn trao đổi một quyết định của Tòa án, chúng tôi cho rằng, đây là một quyết định “khó thi hành”. Tuy nhiên, cơ quan Thi hành án dân sự vẫn đưa ra tổ chức thi hành, đã bị khiếu nại gay gắt. Có các quan điểm giải quyết khác nhau, đến nay chưa giải quyết được.

Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự và điểm mới về thời hạn giải quyết khiếu nại trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014 (07/07/2015)

Khiếu nại là một trong các quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi nhận trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, luật. Điều 30 Hiếp pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Quyền khiếu nại được quy định chi tiết tại Luật khiếu nại năm 2011. Đối với khiếu nại về thi hành án dân sự, kế thừa các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các Pháp lệnh Thi hành án dân sự trước đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 giữ nguyên các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đồng thời bổ sung thêm quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại tại khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi như sau: “Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.”

Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới (04/06/2015)

Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.

Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự (04/06/2015)

Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Các tin đã đưa ngày: