Sign In

NỖ LỰC GIẢM ÁN DÂN SỰ TỒN ĐỌNG (19/05/2020)

Bài 1: Quyết liệt chỉ đạo để hoàn thành chỉ tiêu
Thi hành án dân sự (THADS) là giai đoạn cuối cùng trong hoạt động tố tụng, đảm bảo cho các bản án, quyết định về dân sự của tòa án được thực thi. Những năm qua, công tác THADS của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, số lượng án thụ lý mỗi năm mỗi tăng, án nhưng các cơ quan THADS trong tỉnh đã và đang nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu được giao, từng bước giảm thiểu lượng án tồn đọng.
 

6 tháng đầu năm 2020, các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh thụ lý 9.513 việc, về tiền thụ lý 2.032 tỷ đồng. Hiện đã thi hành xong 47,81% về việc (vượt 0,79% chỉ tiêu phân kỳ), 16,61% về tiền (thiếu 2,41% so chỉ tiêu phân kỳ).

Những điểm chú ý trong công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước (17/10/2019)


 
        Công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước cho người phải thi hành án vừa thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với các trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng trong thời gian vừa qua. Theo số liệu thống kê từ năm 2016 đến hết tháng 9/2019, các Cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang đã thực hiện xét miễn, giảm 486 việc với số tiền là 1.517.043.000đ, tỷ lệ các vụ việc xét miễn, giảm ngày càng tăng,  nếu năm 2016 chỉ thực hiện xét miễn giảm được 58 việc thì năm 2019 đã thực hiện xét miễn giảm được 192 việc.
        Các quy định của pháp luật về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án được quy định cụ thể tại các Điều 61, 62, 63 và 64 Luật  THADS sửa đổi bổ sung năm 2014; Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, TAND tối cao, VKSND tối cao “hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước”. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng pháp luật, do có nhận thức khác nhau của cán bộ, người có trách nhiệm trong các Cơ quan Thi hành án, VKSND và Tòa án nên từng địa phương có sự vận dụng điều luật khác nhau trong việc thực hiện xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án, nhất là việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án theo khoản 2 và 3, Điều 61, Luật THADS.
Khoản 2 và 3, Điều 61, Luật Thi hành án dân sự quy định:
 “2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
  a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
  3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án khi có một trong các điều kiện sau đây:
  a) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án;
  b) Hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng”.
        Trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn công tác, chúng tôi trao đổi một số vấn đề cần chú ý trong công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo khoản 2 và 3, Điều 61, Luật THADS như sau:
 1/. Người phải thi hành án được Cơ quan THADS xác minh là không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập, hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61, Luật Thi hành án dân sự;
Trong trường hợp người phải thi hành án đã bỏ địa phương, không biết địa chỉ nơi cư trú mới, quá trình xác minh xác định không có tài sản tại nơi đã đăng ký thường trú trước đó, thì có đủ điều kiện xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án hay không? Tại điểm c, khoản 1, Điều 44a, Luật THADS quy định về việc chưa có điều kiện thi hành án là “Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án...” . Đồng thời, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 48, Luật THADS và khoản 3, Điều 9, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự” thì khi chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, Cơ quan THADS phải ra Quyết định hoãn thi hành án, do đó trường hợp người phải thi hành án đã bỏ địa phương không thể thực hiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Ngoài ra, Tổng cục THADS cũng có Công văn số 4251/TCTHADS-NV2 ngày 17/11/2017 hướng dẫn và xác định trường hợp người phải thi hành án đã bỏ địa phương không đủ điều kiện xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
 2/. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước, đây là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp xét theo khoản 2 và 3, Điều 61, Luật THADS. Số tiền thi hành để đủ điều kiện xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án là “đã thi hành được ít nhất bằng một phần năm mươi khoản thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc khoản án phí phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án” theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Thông tư Liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước”.
  3/.  Điều kiện về giá trị của nghĩa vụ thi hành án còn lại là căn cứ cơ bản để xác định nghĩa vụ thi hành án thuộc trường hợp được miễn hay giảm, kết hợp với điều kiện về mốc thời gian (hết thời hạn 05 năm hoặc hết thời hạn 10 năm) kể từ ngày ra quyết định thi hành án để xác định định mức nghĩa vụ thi hành án còn lại được giảm, được miễn. Cụ thể:
  - Đối với phần nghĩa vụ thi hành án còn lại có giá trị từ 10.000.000đ trở lên, chỉ thực hiện xét giảm nghĩa vụ thi hành án. Trong đó: từ 10.000.000đ đến dưới 100.000.000đ, chỉ xét giảm khi hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án với mức giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành; từ trên 100.000.000đ chỉ xét giảm khi hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án với mức giảm không quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành và tối đa không quá 50.000.000đ;
  - Đối với phần nghĩa vụ thi hành án còn lại có giá trị dưới 10.000.000đ, chỉ thực hiện xét miễn nghĩa vụ thi hành án theo các mốc thời gian thi hành như sau: hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án được miễn số tiền còn lại phải thi hành có giá trị dưới 5.000.000đ; hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án được miễn số tiền còn lại phải thi hành có giá trị từ 5.000.000đ đến dưới 10.000.000đ;  
  Như vậy, nghĩa vụ thi hành án còn lại có giá trị từ 10.000.000đ trở lên chỉ thực hiện xét giảm; nghĩa vụ thi hành án còn lại có giá trị dưới 10.000.000đ, chỉ thực hiện xét miễn.
  4/. Quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án là căn cứ để Thủ trưởng Cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ đình chỉ, theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 50, Luật THADS. Như vậy, các trường hợp có quyết định giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án, Cơ quan THADS chỉ thực hiện giảm số tiền thi hành án trên thống kê, không ban hành quyết định đình chỉ đối với khoản nghĩa vụ thi hành án được giảm.  
Cũng cần chú ý, quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án chỉ có hiệu lực thi hành khi hết thời hạn kháng nghị, VKSND không kháng nghị theo quy định tại khoản 1, Điều 64, Luật THADS thì mới là căn cứ để Thủ trưởng Cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án.
  Để làm rõ việc xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo khoản 2 và 3, Điều 61, Luật THADS chúng tôi có thí dụ như sau:
Trường hợp Lê Văn A phải thi hành khoản thu nộp ngân sách nhà nước là 10.500.000đ.
  - Trong trường hợp A thi hành được 300.000đ (đủ điều kiện thi hành được 1/50 khoản thu, nộp ngân sách nhà nước) và không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án thì khi hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án ông A được xét giảm nghĩa vụ thi hành án 1/3 đối với nghĩa vụ thi hành án còn lại (10.200.000đ) là 3.400.000đ. Nghĩa vụ thi hành án còn lại là 6.800.000đ. Trong trường hợp ông A không có điều kiện thi hành tiếp thì qua năm sau không thực hiện xét giảm mà đợi khi hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành xét miễn nghĩa vụ thi hành án còn lại của ông A là 6.800.000đ; Trong trường hợp ông A sau khi được xét giảm 3.400.000đ, gia đình ông A có điều kiện khắc phục số tiền là 1.900.000đ, nghĩa vụ thi hành án còn lại 4.900.000đ (6.800.000đ -1.900.000đ), sau khi xác minh xác định ông A không có điều kiện thi hành án tiếp, 01 năm sau kể từ ngày giảm nghĩa vụ thi hành án trước đó, ông A được xét miễn nghĩa vụ thi hành án còn lãi là 4.900.000đ. 
  - Trong trường hợp ông A thi hành được 600.000đ (đủ điều kiện thi hành được 1/50 khoản thu, nộp ngân sách nhà nước) và không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án thì khi hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án ông A được xét miễn nghĩa vụ thi hành đối với nghĩa vụ thi hành án còn lại  là 9.900.000đ (10.500.000đ-600.000đ).  
  Trên đây là một số điểm chú ý trong công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, mong được sự trao đổi góp ý của đồng nghiệp và bạn bè trong họat động nghiệp vụ./.
                   Nguyễn Văn Hùng
Trưởng phòng 11, VKSND tỉnh Kiên Giang.
 

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH KÊ BIÊN TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA BỀN PHẢI THI HÀNH ÁN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI (14/12/2017)

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15-8-2017 và được thực hiện trong thời hạn năm năm), gọi tắt là Nghị quyết 42.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH, PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (08/11/2017)

Như chúng ta đã biết, để thực hiện được việc áp dụng biện pháp bảo đảm, thực hiện kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án thì việc xác định, phân chia phần quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hành án là công việc hết sức quan trọng.
Cơ sở pháp lý được quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, sửa đổi bổ sung năm 2014; Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và một số luật có liên quan như: Luật đất đai năm 2013, Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

1. Đối với tài sản trong khối tài sản chung:
- Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu, phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung: Tại khoản 1 Điều 74 quy định: Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Với quy định trên cho thấy trong trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung thì Chấp hành viên cần phải thực hiện các bước sau:
Chấp hành viên phải thông báo (Mẫu số: D31 –THADS) cho người phải thi hành án và người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất để họ lựa chọn một trong hai phương án sau:
+ Quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản chung;
+ Hoặc yêu cầu Tòa án xác định theo thủ tục tố tụng dân sự (người phải, người được thi hành án và người có quyền và nghĩa vụ liên quan thực hiện).
Nếu hết thời gian theo quy định 30 ngày kể từ ngày được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm điều 6 của Luật Thi hành án dân sự và không yêu cầu Tòa án giải quyết và sau khi hết thời gian 15 ngày, mà người được thi hành án cũng không yêu cầu Tòa án xác định thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo luật tố tụng dân sự.
Lưu ý: đối với trường hợp này, Chấp hành viên phải thực hiện theo thủ tục trên, Luật không có phép chấp hành viên tự phân chia và tự xác định phần quyền sở hữu, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, mà bắt buộc chấp hành viên phải yêu cầu Tòa xác định.
- Trường hợp đã xác định được phần quyền sở hữu của các chủ sở hửu chung thì xử lý như sau:
+ Tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án.
+ Tài sản chung không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc sở hữu của họ.
 Tuy nhiên trong quá trình bán đấu giá tài sản thì chấp hành viên phải cần lưu ý đến quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014.
2. Đối với tài sản chung thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng (quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/NĐ-CP):.
Như vậy đối với tài sản chung của vợ chồng thì Luật cho phép Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, kết quả xác định phải thông báo cho vợ, chồng biết. Nếu vợ hoặc chồng không đồng ý việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, Hết thời hạn mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.
Lưu ý: để thực hiện đúng điều này Chấp hành viên cần nắm rõ quy định tại điều 38, 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Tại Điều 38, 59 thì về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có tính các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp, tạo lập….
3. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình (quy định tại đoạn 2 điểm C khoản 2 Điều 24 Nghị định 62): Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng chung của hộ gia đình thì chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trong trường hợp này đòi hỏi Chấp hành viên phải xác định được số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản. Để xác định được số lượng thành viên của hộ gia đình Chấp hành viên cần căn cứ vào khoản 29 Điều 3 Luật đất đai, với 02 dấu hiệu nhận biết về hộ gia đình sử dụng đất:
- Thành viên hộ gia đình gồm những người có quan hệ, hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luât về hôn nhân và gia đình;
- Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Trên cơ sở 02 dấu hiệu trên, thì căn cứ để xác định thành viên hộ gia đình đó là “Hộ khẩu” của gia đình.
Trong trường hợp này các thành viên trong hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền cầu tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản.
Như vậy có thể thấy với quy định về việc xác định tài sản chung của vợ chồng; Tài sản cung của hộ gia đình thì Luật cho phép Vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung, nhưng không quy định người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án phân chia như trường hợp xác định phần quyền sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung.
Qua nội dung trên cho thấy pháp luật quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung rất chặt chẽ. Cụ thể cho ba trường hợp:
- Trường hợp tài sản thuộc khối tài sản chung;
- Trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng;
- Trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình.
Tùy từng trường hợp cụ thể chấp hành viên áp dụng cho đúng, cần xác định quyền hạn của Chấp hành viên được Luật cho phép thực hiện, để từ đó đẩy nhanh được tiến độ trong giải quyết vụ việc, nâng cao vị thế, vai trò của người Chấp hành viên.
Chẳng hạn: khi có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên cần: xác định đối tượng phải thi hành án; xác định số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sử dụng đất. trên cơ sở đó Chấp hành viên ban hành thông báo về việc xác định phần sử dụng đất của người phải thi hành án.
Mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể cách tính cụ thể để xác định phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình. Nhưng luật cho phép chấp hành viên xác định trên cơ sở số lượng thành viên của hộ gia đình (không phân biệt độ tuổi, giới tính…).
Trên đây là một số ý kiến trao đổi của cá nhân, mong các đồng nghiệp góp ý.
                                                                                                            Nguyễn Thị Thắm- Phòng nghiệp vụ

VIRUS BẮT ĐẦU BÙNG PHÁT QUA USB (11/05/2017)

Thống kê của hệ thống giám sát virus của Công ty An ninh mạng Bkav cho thấy, đã có hơn 75.000 máy tính ở Việt Nam lây nhiễm mã độc giả mạo file văn bản lây lan qua USB và các thiết bị lưu trữ di động
Các tin đã đưa ngày: