Sign In

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH KÊ BIÊN TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA BỀN PHẢI THI HÀNH ÁN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI

14/12/2017

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15-8-2017 và được thực hiện trong thời hạn năm năm), gọi tắt là Nghị quyết 42.
Một số quy định cần lưu ý về kê biên tài sản bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đối với các cơ quan thi hành án dân sự.

Về quyền thu giữ tài sản bảo đảm, theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14, tổ chức tín dụng không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với những tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp cơ quan THADS đang kê biên tài sản bảo đảm (kể cả việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật THADS) hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng cũng không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Như vậy, để đảm bảo quyền của các chủ nợ, của bên nhận bảo đảm, việc kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án (Điều 11 Nghị quyết số 42/2017/QH14), đã thu hẹp quyền của cơ quan THADS trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 90 của Luật THADS, cơ quan THADS chỉ kê biên tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 90 Luật THADS khi thuộc một trong các trường hợp sau: (i) để thi hành bản án, quyết định của Tòa án về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; (ii) có sự đồng ý kê biên bằng văn bản của tổ chức tín dụng.

Đối với những việc thi hành án liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đã được cơ quan THADS tổ chức thi hành xong một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày 15/8/2017 nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trình tự, thủ tục và kết quả thi hành án được công nhận. Các thủ tục thi hành án tiếp theo mà Nghị quyết số 42/2017/QH14 điều chỉnh thì được thực hiện theo Nghị quyết này.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

Cơ quan thi hành án dân sự cần lưu ý từ ngày 15/8/2017, khi thực hiện việc thanh toán khoản tiền thu được từ xử lý tài sản của khoản nợ xấu ( kể cả trường hợp đã thu được tiền trước ngày 15/8/2017 nhưng đến ngày 15/8/2017 mới thực hiện thanh toán) thì cơ quan THADS phải ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng sau khi trừ chi phí cưỡng chế. Đối với các nghĩa vụ khác của người phải thi hành án (kể cả các khoản liên quan trực tiếp đến tài sản của người phải thi hành án như: nợ tiền điện, tiền nước ...) chỉ được thực hiện thanh toán trong trường hợp khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế.

Riêng đối với khoản án phí, cơ quan thi hành án dân sự tạo điều kiện để các bên đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thỏa thuận nhằm đảm bảo khoản thu nộp ngân sách Nhà nước và kết thúc được hồ sơ thi hành án chủ động đối với khoản án phí.
PTS
VP Cục THADS

Các tin đã đưa ngày: