Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo, Chấp hành viên Cục THADS tỉnh và các Chi cục THADS huyện, thành phố trực thuộc. Tại Hội nghị, các dự thảo được lấy ý kiến, góp ý gồm: Quyết định Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ của Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự.
Theo Quy chế mẫu việc phân công nhiệm vụ cho CHV được quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014; Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Sau khi nghiên cứu quyết định ban hành bộ tiêu chí mẫu của Tổng cục, qua ý kiến đóng góp của Chấp hành viên, lãnh đạo như sau:
Tại trang 2 Biểu mẫu, khoản 4 điều 2 thay thế đoạn “4. Bảo đảm khả năng hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy định tại các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.” Thành: “ Bảo đảm khả năng hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật”. Vì nếu trường hợp Văn bản pháp lý cao hơn thì Quyết định ày không còn hiệu lực phải sửa đổi bổ cung hoặc ban hành mới do đó không cần thiết quy định phù hợp với văn bản pháp lý cao hơn.
Tại khoản 1, Điều 6 : bảng quy định định mức số thức tự không liên tục 1,2,3,4,5,7,8,9,10, đề nghị điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Tại mục 7 “Chi Cục trưởng, Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ 3-5% (Đối với lượng án dưới 2.000 và số lượng Chấp hành viên ít) ; Phó Chi cục trưởng, Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ 20-40%; còn lại Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ giao chấp hành viên là chưa phù hợp bởi:
* Trường hợp đơn vị có 03 Chấp hành viên gồm 1 trưởng, 01 phó và 1 CHV, ví dụ đơn vị thụ lý 1.000 vụ việc/năm, theo Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ thì Chi cục trưởng 5% = 50 việc; Phó chi cục trưởng 40% = 400, Chấp hành viên còn lại 65% = 560 việc. như vậy chưa phù hợp.
* Trường hợp đơn vị có 05 Chấp hành viên gồm 1 trưởng, 01 phó và 3 CHV, ví dụ đơn vị thụ lý 1.000 vụ việc/năm, theo Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ thì:
- Chi cục trưởng 5% = 50 việc;
- Phó chi cục trưởng 40% = 400,
- 2 Chấp hành viên còn lại 65%/ 3 thì mỗi người 21% = 210 việc/Chấp hành viên.
So với Phó chi cục thì CHV không kiêm nhiệm việc lại thụ lý ít hơn gần một nữa do đó không phù hợp tình hình thực tiễn.
+ Trường hợp đơn vị có 08 Chấp hành viên gồm 1 trưởng, 02 phó và 5 CHV, ví dụ đơn vị thụ lý 1.000 vụ việc/năm, theo Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ thì:
- Chi cục trưởng 5% = 50 việc;
- 2 Phó chi cục trưởng là 40% = 400 việc, mỗi người 20% = 200 việc,
- 5 Chấp hành viên còn lại 65%/5 thì mỗi người 13% = 130 việc/Chấp hành viên.
Xét về Tỷ lệ định mức khối lượng nhiệm vụ thì thật sự chưa khoa học và đồng đều do đó đề xuất nghiên cứu ban hành cho phù hợp.
Đề xuất bỏ giao chỉ tiêu cho Cục trưởng vì: Cục trưởng là người lãnh đạo, điều hành toàn ngành, công việc nhiều, do đó không có thời gian làm án.
Đối với Phó cục trưởng cũng nên xem lại việc giao chỉ tiêu giải quyết án, vì Phó cục trưởng là người tham mưu Cục trưởng chỉ đạo một số Phòng, chi cục cấp huyện và thực hiện nhiệm vụ Cục trưởng giao.
Tại khoản 3 Điều 7 Quy chế có nêu “Đối với những vụ việc thi hành án dân sự đặc biệt phức tạp, có giá trị thi hành đặc biệt lớn (đại án) hoặc vụ việc thi hành án dân sự điển hình mà việc giao cho một Chấp hành viên không thể thi hành hoặc thi hành không kịp thời, không hiệu quả hoặc vụ việc thi hành án dân sự đã kéo dài từ 05 năm trở lên thì Cục Thi hành án dân sự cần thành lập Tổ Chấp hành viên theo vụ việc, bao gồm một số Chấp hành viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, trong đó cử 01 Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo làm Tổ trưởng để chỉ đạo, điều hành chung quy trình tổ chức thi hành án.”
Xét thấy việc thành lập Tổ Chấp hành viên theo vụ việc là không cần thiết bởi theo quy định những vụ án khó khăn phức tạp trước khi xin ý kiến nghiệp vụ của cơ quan cấp trên thì phải họp Hội đồng chấp hành viên cho ý kiến giải quyết vụ việc và Chấp hành viên thụ lý theo quy định pháp luật là người chịu trách nhiệm trức tiếp về trình tự, thủ tục, do đó nếu thành lập thêm Tổ Chấp hành viên theo vụ việc chủ yếu là chỉ đạo, đôn đốc và việc thành lập tổ Chấp hành viên theo quy chế nhưng trách nhiệm chính thuộc chấp hành viên thụ lý do đó là không cần thiết .
Tại Điều 8 khoản 1 thiếu vài từ “1. Chấp hành viên cao, Chấp hành viên trung cấp cấp phải dành ít nhất 1/4 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm để làm nhiệm vụ nghiên cứu….” đề nghị chỉnh sửa, bổ sung thêm cho phù hợp.
- Tại Khoản 3 có nêu “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Thi hành án dân sự giao nhiệm vụ nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ cho Chấp hành viên và quy định cụ thể về số việc được quy đổi từ các loại hình sản phẩm nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ” đề nghị chỉnh sửa thành “…. quy đổi kết quả nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ”.
Tại điểm a, Khoản 1, Điều 9 có nêu “…chỉ đạo nghiệp vụ được ban hành được tính bằng 0,5 vụ việc chuẩn phải thực hiện. Đối với vụ việc phức tạp có thể tính bằng 01 vụ việc phải thi hành án; …” đề nghị giải thích thêm: “vụ việc phức tạp” là theo tiêu chí nào, trong Quy chế không nêu và giải thích nêu rất khó xác định tiêu chí vụ việc phức tạp.
- Tại điểm b, Khoản 1, Điều 9 có nêu “Một buổi giảng dạy trên lớp theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, Học viện tư pháp được tính bằng 0,1 việc phải tổ chức thi hành.” Đề nghị thêm “Một buổi giảng dạy trên lớp theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, Tổ chức giáo dục, Học viện tư pháp được tính bằng 0,1 việc phải tổ chức thi hành.” Vì có trường hợp được mời giảng dạy chuyên môn về thi hành án cho các lớp Trung cấp trên địa phương Huyện hoặc Tỉnh thì có được tính không.
Qua đó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh kết luận trên cơ sở ý kiến giao cho Phòng tổ chức tổng hợp ý kiến, tham mưu báo cáo tổng cục. đối với Cục và các Chi cục trong thời gian chờ quy chế Mẫu có hiệu lực thi hành, đề nghị các đồng chí trưởng các Phòng chuyên môn thuộc Cục, chi cục trưởng các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình mà có phân công giao việc thi hành án cho hợp lý. Đối với Chấp hành viên cần tập trung xử lý những nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện đúng vai trò, chức trách của Chấp hành viên.
Tin bài: Mộng Thùy