Sign In

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc có giá trị lớn cho các tổ chức tín dụng Ngân hàng (09/07/2021)

Thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan THADS, không chỉ đảm bảo việc hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm của các cơ quan THADS mà còn góp phần tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cải thiện được thanh khoản, mở rộng tín dụng hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Trong những năm vừa qua, lượng án tín dụng ngân hàng phải thi hành tại Chi cục THADS huyện Yên Lạc chiếm tỷ lệ lớn so với lượng án tín dụng ngân hàng của toàn tỉnh nói chung và án phải thi hành tại đơn vị nói riêng. Các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng tuy chỉ chiếm chiếm 7-9% về việc nhưng chiếm khoảng 75-85% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành tại Chi cục. Đặc điểm nổi bật của loại việc này là các tài sản đã được thế chấp tại ngân hàng và có đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, việc tổ chức thi hành án cũng có nhiều thuận lợi và thời gian tổ chức thi hành án cũng không bị kéo dài.

Thực trạng thi hành án tín dụng, ngân hàng, vướng mắc từ thực tiễn và giải pháp, kiến nghị (06/07/2021)

Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay thì tốc độ phục hồi kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng lên. Để giải quyết “cục máu đông” này, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các cơ quan THADS cũng có vai trò quan trọng đối với việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua các vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng nhanh về việc và về tiền (năm 2020 cao gấp 1.4 lần về việc, gấp 1,5 lần về tiền so với năm 2017). Việc phải tổ chức thi hành án để thu hồi số tiền có giá trị rất lớn cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng tạo ra áp lực  lớn cho các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng.

Một số bàn luận về cách phân loại việc thi hành án chủ động - theo yêu cầu trong thi hành án dân sự (04/06/2021)

“Phân loại việc thi hành án dân sự” là dựa vào các căn cứ và tiêu chí nhất định để phân chia, sắp xếp các việc thi hành án dân sự (THADS) có cùng tính chất giống nhau vào cùng một nhóm (loại). Khoản 9 Điều 3 Luật THADS quy định: Mỗi quyết định thi hành án là một việc thi hành án, theo đó, cách xác định “việc thi hành án” được dựa trên quyết định thi hành án. Mỗi Quyết định thi hành án là một văn bản do Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền ban hành để thi hành một hoặc nhiều khoản của những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục THADS, làm căn cứ cho Chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức việc thi hành án, nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào việc thi hành án

Những khó khăn, vướng mắc trong việc cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung (17/12/2019)

Có thể thấy, các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản chung trong thi hành án dân sự được thể hiện tại Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( sau đây gọi là Luật THADS); Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Theo đó đã  hướng dẫn xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan trong vấn đề xác định tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời, quy định về quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quá trình xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác để đảm bảo thi hành án còn phát sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như sau:

Chưa thống nhất về thủ tục thi hành án khoản tiền tạm giữ của đương sự (19/08/2019)

Trong thi hành án dân sự, các vụ việc thi hành án có liên quan đến việc xử lý các khoản tiền của đương sự tạm giữ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử  đã chuyển cho cơ quan THADS được thực hiện thường xuyên, trên thực tế có rất nhiều vụ việc phải tổ chức thi hành án nhưng chưa có sự thống nhất về trình tự, thủ tục.

Thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án: Trách nhiệm của Chấp hành viên? (09/04/2019)

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định bổ sung một số quyền và trách nhiệm của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Một trong số đó là trách nhiệm “thông báo cho những người được thi hành án chưa có yêu cầu thi hành án để yêu cầu thi hành án”. quy định tại ....... Tuy nhiên, trong quá trình Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần có hướng giải quyết, cụ thể:

Giải pháp giảm án tồn tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Chi Lăng qua việc thực hiện xét miễn theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 (12/03/2019)

Ngày 20/6/2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2017. Theo đó, các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác sẽ được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 1-1-2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích. Điều đó thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.
Các tin đã đưa ngày: