Một số khó khăn, vướng mắc về xác minh, phân loại án, hoãn, đình chỉ thi hành án dân sự và phương án xử lý

Một số khó khăn, vướng mắc về xác minh, phân loại án, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự đã được được ra phương án xử lý theo tài liệu Hội thảo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn do Bộ Tư pháp tổ chức tập trung ở thành phố Hải Phòng ngày 26/01/2018.

Phương án xử lý vướng mắc về bổ nhiệm Chấp hành viên, Lãnh đạo, nhận đơn và ra quyết định thi hành án

Sau hơn hai năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định cần được rà soát, tổng hợp để có biện pháp giải quyết kịp thời. Sau khi thống nhất với Vụ 11 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục đã chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự địa phương rà soát, tổng hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

Bế mạc Hội nghị tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ thi hành án dân sự, hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 tại Đắk Lắk

Sau 04 ngày làm việc, ngày 11/11/2017, tại Hội trường lớn Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn đã phát biểu chỉ đạo và bế mạc Hội nghị tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ thi hành án dân sự, hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 khu vực miền Nam.  

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân trong thi hành án dân sự

Để xẩy ra tình trạng công dân đến khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, theo công dân phản ánh và dựa trên biên bản tiếp công dân của một số địa phương do công dân cung cấp cho thấy đa phần các địa phương cử cán bộ không phải là công chức lãnh đạo tiếp dân trong các vụ việc khiếu nại phức tạp kéo dài, không tham gia trực tiếp đến quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do vậy có nhiều hạn chế trong quá trình tiếp, giải quyết, cán bộ không có nhiều thời gian nghe công dân trình bày, đối thoại, công dân không được nghe cán bộ là lãnh đạo của cơ quan, lãnh đạo chủ chốt tại địa phương, người đứng đầu tiếp công dân, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp, có phương án giải quyết triệt để do vậy hiệu quả khi tiếp khiếu nại phức tạp kéo dài, đoàn đông người có nhiều hạn chế.

Kỹ năng xử lý đơn thư khiếu tố cáo phức tạp kéo dài, vượt cấp liên quan đến thi hành án dân sự

1. Tiêu chí nhận diện các việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài về thi hành án dân sự
Qua theo dõi báo cáo của các cơ quan thi hành án dân sụ địa phương cho thấy nhiều cơ quan thi hành án dân sự địa phương đã không xác định được vụ việc khiếu nại, tố cáo nào là vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài về thi hành án. Có địa phương đương sự khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài nhưng lại không đưa vụ việc vào danh sách các vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Ngược lại, có địa phương vụ việc đã đang thuộc thẩm quyền giải quyết, đang được giải quyết trong thời hạn, theo quy định nhưng chưa ban hành quyết định giải quyết vẫn đưa vụ việc vào danh sách các vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài; hoặc vụ việc đã được giải quyết, đương sự không còn khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài nhưng vẫn đưa vụ việc vào danh sách các vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài dẫn đến báo cáo không chính xác số lượng các vụ việc.

Kỹ năng tiếp công dân trong thi hành án dân sự

Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

 
Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 69 đến Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một thủ tục quan trong trong thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong thi hanh án án dân sự. Để đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính đúng quy định thì cần lưu ý những nội dung tiếp theo sau đây về thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, trong đó đặc biệt lưu ý thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
 

Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Theo quy định tại Điều 164 Luật Thi hành án dân sự thì trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự phải tuân theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, đó là Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ “quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính”, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” (Văn bản hợp nhất số 462/VBHN-BTP ngày 22/02/2016 của Bộ Tư pháp - sau đây gọi chung là Nghị định “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”).

Nguyên tắc, đối tượng, thời hiệu và những tình tiết, tăng nặng, giảm nhẹ về xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Theo quy định tại Điều 164 Luật Thi hành án dân sự thì trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, đó là Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã” (Văn bản hợp nhất số 462/VBHN-BTP ngày 22/02/2016 của Bộ Tư pháp - sau đây gọi chung là Nghị định “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”).