Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tiền bán tài sản cầm cố thế chấp

Tôi được biết, theo quy định tại Khoản 3 Điều 47, Điều 90 Luật Thi hành án dân sự thì án phí của bản án được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán cho người nhận cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 307, 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thì chỉ “Ưu tiên thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp” trước khi ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp. Vậy, quy định tại Khoản 3 Điều 47, Điều 90 Luật Thi hành án dân sự có phù hợp với quy định tại Điều 307,308 Bộ luật Dân sự năm 2015 hay không?

Gửi bởi Nguyễn Nhàn

Việc ra quyết định “trả lại tiền, tài sản”

Xin cho biết sự khác nhau giữa việc ra quyết định thi hành án chủ động “trả lại tiền, tài sản” tại điểm e khoản 2 Điều 36 với những trường hợp “trả lại tiền, tài sản” và quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật THADS?
 

Gửi bởi Thu Hương

Về thủ tục thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ

Tại Điều 81 Luật thi hành án dân sự có quy định: “Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án”.Tuy nhiên, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP lại quy định “khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án”.. Như vậy, quy định của Luật và Nghị định về hình thức (ra quyết định, lập biên bản) thực hiện thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ có mâu thuẫn nhau hay không? 

Gửi bởi Thu Hương

Không từ chối yêu cầu thi hành án quyết định của Tòa án làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của đương sự

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. 
Nguyên đơn: Chị Trang; Bị đơn: anh Hoàng. Quyết định đã ghi:
"2. Sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau:
- Về con chung: Chị Trang và anh Hoàng công nhận vợ chồng có 01 con chung là cháu Khoa, sinh ngày 20/3/2014. Nay ly hôn, theo thoả thuận hai bên là giao cháu Khoa cho chị Trang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu Khoa đủ 18 tuổi. Anh Hoàng tự nguyện cấp dưỡng tiền nuôi con hàng tháng là 2.500.000đ kể từ tháng 8/2015 đến khi cháu Khoa đủ 18 tuổi.
Anh Hoàng có quyền đi lại, thăm nom con chung, không ai có quyền ngăn cản... và án phí".
Chị Trang có đơn yêu cầu anh Hoàng giao cháu Khoa chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng cơ quan thi hành án không ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu mà cho rằng: Không có đối tượng, người phải thi hành án trong việc giao con theo điểm a khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự nên không ra quyết định thi hành án. Như vậy có đúng không? 

Gửi bởi Phạm Kỷ

Ra quyết định thi hành án chủ động hay theo đơn

Xin cho biết trường hợp ông Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố H một khoản tiền do phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thành phố H ban hành quyết định thi hành án chủ động hay phải hướng dẫn người được thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án?

Gửi bởi Dương Thục