Yêu cầu tuyên bố vô hiệu giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệunếu có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, một số Tòa án đã từ chối thụ lý hoặc chậm thụ lý vì cho rằng Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể trường hợp này.Vậy, có mâu thuẫn giữa Luật Thi hành án dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự không ?
Gửi bởi:
Văn Thị Tâm Hồng
Trả lời có tính chất tham khảo
Về nguyên tắc, theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “
Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Như vậy, những giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì giao dịch đó là vô hiệu.
Về thẩm quyền giải quyết, tại Điều 27 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định
về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, theo đó Tòa án có trách giải quyết các yêu cầu về dân sự liên quan đến tài sản thi hành án như sau:(i)
Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; (ii) Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự; (iii) Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Về việc khởi kiện của Chấp hành viên, ngoài quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự về quyền khởi kiệncủa Chấp hành viên, thì tại khoản 5 Điều 68 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015quy định về đương sự trong vụ việc dân sự là: “
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
Tại Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định: “
1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này.
Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Do đó, trong trường hợp bạn nêu
, Tòa án có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết yêu cầu của Chấp hành viên đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan quan đến tài sản thi hành án của người phải thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Không có sự mâu thuẫn giữa Luật Thi hành án dân sự với các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trả lời bởi:
Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự