Một số ý kiến trao đổi về “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự”: những vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết

Khi một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực được thi hành sẽ không chỉ có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và còn ảnh hưởng, tác động đến cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và trong nhiều trường hợp, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn chưa có đầy đủ các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự, cũng như quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn còn có những vướng mắc, bất cập nhất định.

Khiếu nại trong Thi hành án dân sự và chế tài đối với người khiếu nại sai (không có căn cứ)

Khiếu nại là quyền của công dân đã được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm thực hiện; thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định:

Hoàn thiện quy định về thời hạn trong thi hành án dân sự

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong thi hành án dân sự( THADS), các vấn đề chung liên quan đến cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, kết thúc thời hạn…được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015).

Những điểm không còn phù hợp của Thông tư số 02/2016/TT-BTP

Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 16/3/2016.

Tương trợ Tư pháp trong Thi hành án dân sự: Vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết

Quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của bản thân mỗi quốc gia và được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, pháp luật, kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng...Trong đó hợp tác về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó có với việc thực thi và áp dụng trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt về trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp (UTTP) gây nhiều khó khăn, vướng mắc đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan và đương sự.

Hoàn thiện quy định về xử lý tài sản khi không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành

Bán đấu giá tài sản kê biên là một trong những giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xử lý tài sản thi hành án. Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014( Luật THADS) đã có quy định khá cụ thể về việc bán đấu giá không thành và cách thức xử lý tài sản khi không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng, các quy định liên quan đến vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Những khó khăn, vướng mắc trong việc cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung

Có thể thấy, các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản chung trong thi hành án dân sự được thể hiện tại Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( sau đây gọi là Luật THADS); Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Theo đó đã  hướng dẫn xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan trong vấn đề xác định tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời, quy định về quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quá trình xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác để đảm bảo thi hành án còn phát sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như sau:

Cần có thêm cơ chế “Ủy thác xử lý tài sản thi hành án”

Thủ tục ủy thác trong thi hành án dân sự hiện nay còn thiếu những quy định mang tính nguyên tắc do vậy gây ra không ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung đầy đủ nguyên tắc về ủy thác thi hành án và nghiên cứu bổ sung cơ chế “ủy thác xử lý tài sản” trong thi hành án. Đây là một cách tiếp cận mới và nếu được áp dụng nó sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay, bảo đảm tốt nhất quyền lợi hợp pháp của đương sự, đồng thời, đặc biệt có ý nghĩa trong ủy thác tổ chức thanh lý tài sản của Doanh nghiệp, Hợp tác xã bị tuyên bố pháp sản theo Luật phá sản năm 2014.