Giải quyết án tồn đọng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Tăng cường công tác tuyên truyền

Không phải là địa bàn nhiều án nhưng với tình hình vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng gia tăng nên các việc phải thi hành án (THADS) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng ngày một dày thêm. Làm thế nào để giải quyết án tồn đọng? Đó là câu hỏi đặt ra với các cơ quan THA trên cả nước, và Bắc Giang đã có cách làm của riêng mình…

Giải pháp nào giải quyết án tồn đọng?

Có thể nói một trong những khó khăn lớn của cơ quan thi hành án hiện nay là giải quyết lượng án tồn đọng. Số việc từ năm cũ chuyển sang năm mới ngày càng nhiều mà hiện nay Bộ Tư pháp chưa có hướng dẫn cụ thể để giải quyết những bản án tồn đọng trước khi pháp lệnh THA năm 2004 có hiệu lực. Các bản án đang tổ chức thi hành cho dù có điều kiện THA nhưng vẫn thuộc dạng tồn đọng đó còn chưa nói đến án không có điều kiện thi hành. Tỷ lệ THA đạt không cao, những án tồn đọng đang là gánh nặng đối với cơ quan THA. Vì vậy rất cần có các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, khắc phục.Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến án tồn đọng?

Điện Biên đẩy mạnh hoạt động thi hành án dân sự

Công tác Thi hành án dân sự là một công tác hết sức khó khăn, gian khổ, bởi lẽ hoạt động thi hành án là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng, bởi đây là quá trình đưa các phán quyết của Toà án ra thực thi trên thực tế, nó tác động trực tiếp đến những quyền, lợi ích của từng cá nhân, tổ chức; mặt khác các trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự và việc quản lý thi hành án dân sự lại thuần tuý là hoạt động hành chính. Do đó, có thể nói hoạt động thi hành án là hoạt động tố tụng – hành chính.

Hỗ trợ tài chính để thi hành án: Người sốt sắng, kẻ thờ ơ

Hỗ trợ tài chính là cơ chế hoàn toàn mới nhằm “thanh lý nợ” cho các cơ quan, tổ chức phải thi hành án (THA) hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp mà không có khả năng THA. Mặc dù cơ chế này được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết án tồn đọng và trong khi các cơ quan THA sốt sắng thì,  nhiều đối tượng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước lại tỏ ra khá thờ ơ…

Những vướng mắc trong việc hạch toán và sử dụng biên lai thu tiền tịch thu, tiền phạt và tịch thu của các vụ án ma tuý nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính.

Tại Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự và Quyết định số 09/2007/QĐ-BTP ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tư pháp về việc ban hành  chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án quy định về việc sử dụng biên lai thu tiền thi hành án, tiền tịch thu sung công nộp cơ quan tài chính, tiền tịch thu và phạt của các vụ án ma tuý vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính và hạch toán kế toán thu, chi thi hành án tuy nhiên trong quá trình thực hiện cơ quan thi hành án dân sự không thể thực hiện được.

Những lưu ý về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, đó là bất động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14/1/2004 và Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 quy định quyền sử dụng đất được kê biên, đấu giá để đảm bảo thi hành án.

Trả lại đơn yêu cầu thi hành án có đúng không?

Bản án số 26/DSST ngày 06.11.2000 của Toà án nhân dân huyện Văn Bàn đã tuyên “… Anh La Văn Hát phải trả lại cho anh Vi Văn Phóng 592 m2 đất, trên lô đất có 1 búi tre và 7 cây đã mọc cao. Lô đất và búi tre trị giá 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng) tại thôn Pom Niểu, xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01054 ngày 18.11.1998 của UBND huyện Văn Bàn đã cấp cho anh Vi Văn Phóng…”

Thủ tục miễn giảm án phí, tiền phạt: Còn bất hợp lý

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 30% các vụ việc thi hành án (THA) còn tồn đọng là do người phải THA không có điều kiện thi hành. Trong đó, một số hoàn toàn không có tài sản, số khác lại không đủ để thực hiện nghĩa vụ. Cũng có những khoản án phí tiền phạt giá trị quá nhỏ (50 ngàn), nêu có quan THA có tổ chức thi hành thì thu cũng không đủ bù đắp chi phí thực tế. Chủ trương miễn giảm án phí, tiền phạt đã ra đời và bước đầu đạt một  số kết quả. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai đã bộc lộ những điểm bất hợp lý.

Phối hợp trong cưỡng chế thi hành án: Độc lập nhưng vẫn… phụ thuộc.

Pháp lệnh Thi hành án dân sự (THADS) đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình THA. Tuy nhiên, trên thực tế, THA vẫn không thể chủ động vì phải chờ vào các cơ quan phối hợp – nhất là lực lượng công an, đặc biệt trong các vụ phải tổ chức cưỡng chế.

Một số vướng mắc khi tổ chức thi hành quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự

Chúng ta thấy rằng, hoà giải là một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động của cơ quan toà án, trừ những trường hợp không được hoà giải hoặc không thể hoà giải được. Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau thì kết quả hoà giải sẽ được thể hiện dưới hình thức Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và một phần rất ít trong các bản án (do các đương sự thoả thuận được với nhau tại phiên toà), sau đây gọi chung là quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (QĐCNTT).