Những vướng mắc trong hoạt động Thi hành án dân sự

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đ, bị cáo Đặng Quốc Bình nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc điều hành Công ty tư vấn đầu tư xây dựng tỉnh Đ, cùng bị cáo Nguyễn Thị Định nguyên Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán Công ty tư vấn đầu tư xây dựng tỉnh Đ, các bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS) đã có hiệu lực thi hành được gần hai năm. Qua công tác thực tế, chúng tôi nhận thấy những điểm mới của Luật so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS) đã phát huy được hiệu quả của nó, tạo được hành lang pháp lý cho cơ quan Thi hành án cũng như Chấp hành viên trong quá trình tác nghiệp, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc thi hành án được nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Kháng nghị bản án của cơ quan Kiểm sát trong quá trình tổ chức thi hành án - vấn đề cần xem xét

Kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định của Toà án có vi phạm pháp luật là một chức năng quan trọng trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện Kiểm sát nhân dân được quy định tại Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, nhằm góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; tuy nhiên có một số trường hợp kháng nghị của cơ quan Kiểm sát lại thể hiện sự không nhất quán trong trình tự thủ tục thực hiện kháng nghị dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành án, gây bức xúc trong dư luận, làm cho tình hình khiếu nại thêm gay gắt và phức tạp, xin điểm qua vụ việc sau để thấy rõ vấn đề này.

Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

Trao đổi tiếp về vấn đề “Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi nhà ở và quyền sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sỡ hữu” đồng chí Lê Anh Tuấn thuộc Tổng cục Thi hành án Bộ Tư pháp có một vài ý kiến trao đổi như sau:

Một số khó khăn, vướng mắc cần lưu ý trong việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội nước ta thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Sau khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, ngày 29/12/2009 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2425/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Luật này, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 20 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự. Việc triển khai và thực hiện Luật Thi hành án dân sự đến nay đã góp phần làm cho công tác thi hành án dân sự có chuyển biến thực sự, tuy nhiên nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt chuyên môn, nghiệp vụ thi hành án dân sự cần phải có giải pháp khắc phục.

Rút hồ sơ thi hành án dân sự - Thống kê kết quả thi hành án vào mục nào?

Theo quy định của Chế độ thống kê thi hành án dân sự được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BTP ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gọi chung là Quyết định số 02), thì Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự sẽ tiến hành thống kê số việc thụ lý, kết quả giải quyết trong kỳ báo cáo và định kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

Bàn về nội dung quyền yêu cầu thi hành án đối với khoản lãi suất chậm thi hành án

Trong công tác thi hành án dân sự, việc thi hành đối với khoản lãi suất chậm thi hành án là rất phổ biến vì đây là khoản mà “toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định”, có thể là khoản mà cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án hoặc thi hành theo đơn yêu cầu. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, thông thường người được thi hành án sẽ làm đơn yêu cầu với nội dung yêu cầu thi hành cả khoản nợ gốc và cả khoản lãi suất chậm thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp người làm đơn chỉ yêu cầu đối với khoản nợ gốc mà chưa yêu cầu đối với khoản lãi suất chậm thi hành án. Hiện nay, do không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về quyền yêu cầu thi hành án đối với khoản lãi suất chậm thi hành án đối với trường hợp này. Do đó, trong thực tiễn thi hành án dân sự đã có những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Cụ thể là cách hiểu khác nhau về mốc thời gian để tính lãi suất chậm thi hành án và tính lãi trên số tiền nào?