Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các ngạch Thẩm tra viên và kết quả đạt được trong công tác thẩm tra thi hành án ở Việt Nam

Thẩm tra thi hành án dân sự do Thẩm tra viên thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Thẩm tra viên có trách nhiệm gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn Thẩm tra viên. Khi tiến hành thẩm tra, kiểm tra, Thẩm tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các ngạch Thẩm tra viên; đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra thi hành án dân sự.

Về kê biên, xử lý phần vốn góp để thi hành án

Trong công tác thi hành án dân sự thì biện pháp cưỡng chế thi hành án được Chấp hành viên áp dụng nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án khi họ có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản. Cưỡng chế thi hành án là biện pháp nghiêm khắc nhất và cũng là biện pháp thể hiện đầy đủ nhất việc sử dụng quyền lực nhà nước trong công tác thi hành án dân sự để bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Có ra quyết định thi hành án hay không?

Quyết định thi hành án là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự thiết lập hồ sơ và tổ chức thi hành án. Để xác định cơ sở pháp lý của việc ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án và các quy định pháp luật về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong một số vụ việc thì việc có ra quyết định thi hành án cũng còn nhiều ý kiến khác nhau dẫn đến cơ quan thi hành án gặp lúng túng, ví dụ:

Vai trò của công tác kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Công tác kiểm tra có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với Hệ thống thi hành án dân sự nói riêng. Để thực hiện hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra cần có sự quan tâm của tất cả các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương. Bài viết dưới đây sẽ nêu khái quát về vai trò, mục đích, đối tượng, nguyên tắc của công tác kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự và kết quả kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương trong thời gian qua.

Quy định pháp luật về phí thi hành án dân sự hiện nay ở Việt Nam và liên hệ một vài quy định quốc tế có liên quan

Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. Vấn đề thu phí thi hành án dân sự được quy định tại Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, (sau đây gọi tắt là Luật THADS), Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí (gọi tắt là Nghị định số 120/2016/NĐ-CP); Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS (Thông tư số 216/2016/TT-BTC).

Nghĩ về tính nhân văn của pháp luật trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và nhà trên đất

Cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong các biện pháp thi hành án dân sự được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, đây là biện pháp được cơ quan thi hành án dân sự áp dụng đối với người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không tự nguyện thi hành án, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế. Việc xây dựng và áp dụng trong thực tiễn các quy định pháp luật về thi hành án dân sự nói chung, đặc biệt các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các chuẩn mực về đạo đức xã hội. Thông qua vụ việc dưới đây để thấy được chuẩn mực đạo đức, tính nhân văn của pháp luật về thi hành án dân sự trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất, biện pháp cưỡng chế được áp dụng phổ biến trong công tác thi hành án dân sự hiện nay.

Về mô hình tổ chức hệ thống thi hành án dân sự

“Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất” (Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp).

Khái niệm, đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự

1. Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự
Cho thấy đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về thi hành án. Loại quan điểm thứ nhất cho rằng thi hành án là hoạt động tố tụng. Song, thi hành án là hoạt động tố tụng nào và nằm ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì lại có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, thi hành án là một giai đoạn tố tụng và là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng (Tờ trình số 31/TTr-CP ngày 04/04/2008 của Chính phủ về “Dự án Luật thi hành án dân sự”, tr.1.). Ý kiến khác cho rằng, thi hành án là một thủ tục tố tụng đặc biệt mang cả đặc trưng của tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính, thi hành án vừa tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, vừa biểu hiện tính cưỡng chế của Nhà nước.

Sự cần thiết phải nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. “Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước” (Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/05/2014 về “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự”).

Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án thế nào cho đúng

Trong quá trình tổ chức thi hành án, có nhiều trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành nhiều bản án, quyết định của Tòa án, trong đó có những nghĩa vụ thi hành án có tài sản bảo đảm, có những nghĩa vụ thi hành án không có tài sản bảo đảm. Do đó, để thi hành cơ quan thi hành án đã kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án. Đối với số tiền thu được từ việc xử lý tài đảm bảo thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán tương đối thuận lợi và rõ ràng. Tuy nhiên, việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp xử lý tài sản không đảm bảo là rất khó khăn nhất là trong trường hợp cơ quan thi hành án chưa xử lý xong tài sản bảo đảm của người phải thi hành án.