Giải quyết án tồn đọng: Các ngành phải chung tay

Hôm qua 19/8, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các ngành đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong Thi hành án dân sự (THADS); trong đó nội dung được đề cập nhiều là giải quyết án tồn đọng.

Xác minh điều kiện thi hành án trách nhiệm chính vẫn thuộc về cơ quan thi hành án

Việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan Thi hành án ra các quyết định về thi hành án, trả đơn yêu cầu, ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ…và là cơ sở để phân loại án. Điều 34 Luật thi hành án dân sự (qui định về từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án) không có khoản nào quy định đơn yêu cầu không có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì được từ chối. Bởi vậy, cơ quan thi hành án cần xác định xác minh điều kiện thi hành án là trách nhiệm chính của cơ quan thi hành án.

Giải quyết án tồn đọng ở Văn Lãng (Lạng Sơn): Khó trăm bề

Là huyện miền núi có đường biên giới quốc gia dài 36km với hai cửa khẩu (Tân Thanh và Cốc Nam - Tân Mỹ), Văn Lãng có ưu thế về phát triển kinh tế nhưng cũng đi liền với khó khăn, phức tạp trong công tác thi hành án dân sự…

Những vướng mắc trong hoạt động Thi hành án dân sự

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đ, bị cáo Đặng Quốc Bình nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc điều hành Công ty tư vấn đầu tư xây dựng tỉnh Đ, cùng bị cáo Nguyễn Thị Định nguyên Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán Công ty tư vấn đầu tư xây dựng tỉnh Đ, các bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS) đã có hiệu lực thi hành được gần hai năm. Qua công tác thực tế, chúng tôi nhận thấy những điểm mới của Luật so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS) đã phát huy được hiệu quả của nó, tạo được hành lang pháp lý cho cơ quan Thi hành án cũng như Chấp hành viên trong quá trình tác nghiệp, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc thi hành án được nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Kháng nghị bản án của cơ quan Kiểm sát trong quá trình tổ chức thi hành án - vấn đề cần xem xét

Kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định của Toà án có vi phạm pháp luật là một chức năng quan trọng trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện Kiểm sát nhân dân được quy định tại Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, nhằm góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; tuy nhiên có một số trường hợp kháng nghị của cơ quan Kiểm sát lại thể hiện sự không nhất quán trong trình tự thủ tục thực hiện kháng nghị dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành án, gây bức xúc trong dư luận, làm cho tình hình khiếu nại thêm gay gắt và phức tạp, xin điểm qua vụ việc sau để thấy rõ vấn đề này.

Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

Trao đổi tiếp về vấn đề “Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi nhà ở và quyền sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sỡ hữu” đồng chí Lê Anh Tuấn thuộc Tổng cục Thi hành án Bộ Tư pháp có một vài ý kiến trao đổi như sau: