Thi hành án – Nghề nguy hiểm

19/07/2021
(PLVN) -Bị đe dọa, tấn công, gây thương tích …là những mối hiểm hoạ mà người làm công tác thi hành án dân sự đang phải đối mặt hàng ngày khithi hành nhiệm vụ.

Những vụ chống đối gây rúng động
Cùng với áp lực án gia tăng cả về việc và tiền, với nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp thì những người làm công tác Thi hành án dân sự (THADS)hôm nay ngày càng phải đối mặt với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ các đối tượng chống đối.
Năm 2019, một vụ tấn công đoàn cưỡng chế thi hành án xảy ra tại ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước. Khi các lực lượng chức năng tiếnhành công bố quyết định cưỡng chế thi hành án tại gia đình ông Phạm Hoàng Kiếm và bà Lê Thị Hiến thì ông Kiếm, bà Hiến không đồng tình.Khi đoàn cưỡng chế đang tiến hành cưỡng chế theo kế hoạch thì bị nhiều đối tượng dùng hung khí và xăng chống đối quyết liệt khiến nhiềungười trong đoàn bị bỏng. Những người tham gia đoàn cưỡng chế đã nhanh chóng dập lửa, đưa các nạn nhân đi cấp cứu.
Trong số 13 người bị thương trong đoàn cưỡng chế có 3 cán bộ, chấp hành viên Chi cục THADS Cái Nước, 8 người của Công an huyện và 2 cánbộ xã Thạnh Phú. Các cán bộ bị thương đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh và huyện, một trường hợp bỏng nặng đã được chuyển lên tuyếntrên. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý ngay vụ chống người thi hành công vụtrong công tác thi hành án tại huyện Cái Nước.
Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND huyện Cái Nước đã tuyên phạt bị cáo Phạm Hoàng Kiếm và Phạm Công Nguyên 5 năm tù về tội “Chống người thihành công vụ” và 8 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Cùng với tội danh “Chống người thi hành công vụ”,2 bị cáo khác trong vụ án cũng bịtuyên án tù. Về trách nhiệm dân sự, 4 bị cáo phải bồi thường số tiền hơn 20 triệu đồng.
Mới đây, một vụ việc chống đối cưỡng chế THADS cũng xảy ra tại Bạc Liêu. Sáng 27.5, Cục THADS tỉnh Bạc Liêu phối hợp cơ quan chức nănghuyện Đông Hải tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất, buộc ông Nguyễn Văn Huy, bà Đặng Thị Lắc, Nguyễn Tường Vy, Nguyễn Văn Thành (cùng ngụấp 3, Thị trấn Gành Hào, Đông Hải) di dời căn nhà diện tích 68,4 m2 để trả lại diện tích đất 66 m2 cho Công ty CP chế biến và dịch vụ thủy sản CàMau (TP.Cà Mau, Cà Mau).
Vụ việc này, TANDTC đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng gia đình ông Huy vẫn không ngừng khiếu kiện. Sau nhiều lần vận động,thuyết phục không thành, Cục THADS đã quyết định cưỡng chế để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trong lúc cưỡng chế, gia đình ôngHuy chống đối, dùng xăng đốt ngay trước cửa nhà để phản đối đoàn cưỡng chế. Hiện công an đã tạm giữ vợ chồng ông Nguyễn Văn Huy để điềutra làm rõ về hành vi chống người thi hành công vụ.
Tại Hà Nội, Công an quận Hà Đông cũng đang thụ lý vụ việc xảy ra tại Cục THADS Hà Nội. Theo đó, sáng ngày 23/3/2021 tại Trụ sở của CụcTHADS thành phố Hà Nội xuất hiện khoảng gần 20 người tự xưng là giáo viên, phụ huynh Trường THCS và THPT Newton, Trường Tiểu học vàTHCS Pascal đề nghị gặp lãnh đạo Cục. Tuy nhiên, theo Cục THADS Hà Nội, quá trình cán bộ tiếp dân của Cục đang tiếp dân theo lượt tại phòngtiếp công dân thì một số cá nhân có thái độ bất hợp tác, không tuân thủ nội quy tiếp dân, có những hành động quá khích đối với cán bộ thi hành án,la hét kích động những người đang ở phía khu vực tiếp dân. Một người phụ nữ đã ngã và hô hào bị cán bộ của Cục hành hung với những người đicùng. Cục THADS thành phố Hà Nội đã kịp thời mời cán bộ y tế phường Mộ Lao và gọi dịch vụ cấp cứu 115 đưa người phụ nữ nằm dưới đất vàobệnh viện 103. Cục THADS Hà Nội đã trích xuất camera an ninh và có văn bản gửi cơ quan công an xem xét xử lý việc gây rối trật tự trong trụ sởcơ quan, cũng như việc hành hung cán bộ thi hành án.
Chống đối bằng….đơn thư
Thi hành án là công việc đặc thù, nhiều khó khăn và nhạy cảm, đụng chạm đến quyền lợi của các bên, do đó khi tổ chức thi hành một bản án, cơquan THADS có thể nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo từ nhiều phía: từ người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụliên quan... Và trong nhiều vụ việc, người phải thi hành án lợi dụng quyền tố cáo nhằm làm mất uy tín của cơ quan THADS; cán bộ, chấp hànhviên hiện cũng không trở thành cá biệt.
Vụ việc mới xảy ra ở Thái Nguyên là một ví dụ. Ông Ngô Văn Tân, trú tại xóm Cạn, xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là người phải thihành án trong 2 bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Tòa án nhân dân huyện Đại Từ. Vụ việc do Chi cục THADS huyện Đại Từ thụ lývà tổ chức thi hành.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, ông Tân đã không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, ông này cũng làm đơn khiếu nại, tốcáo, vu khống hành vi nhận hối lộ của Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Đại Từ và một Chấp hành viên sơ cấp của Chi cục. Đơn thư đượcgửi đến nhiều nơi như: Quốc hội, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục THADS, Tỉnh ủy, UBND tỉnh…
Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Thái Nguyên đến nay, trên cơ sở Kết luận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc tố cáo hành vi nhận hối lộcủa ông Ngô Văn Tân đối với Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Đại Từ là vu khống, bịa đặt nhằm trốn tránh, kéo dài thời gian thực hiệnnghĩa vụ thi hành án của mình.
Trước đó, Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã có thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự đối với đối vụ việcông Ngô Văn Tân, một người phải thi hành án, tố cáo Chi cục trưởng Chi cục THADS Đại Từ, Thái Nguyên nhận hối lộ và có hành vi làm sai lệchbiên bản vụ án. Kết quả xác minh của Cơ quan điều tra, Viện KSNDTC cho biết nhiều tài liệu mà ông Tân cung cấp để tố cáo Chi cục trưởng đềukhông phải do Chi cục trưởng viết ra.
Mới đây, Công an Thái Nguyên đã khởi tố ông Ngô Văn Tân về hành vi bịa đặt, vu khống Chi cục trưởng THADS Đại Từ. Vụ việc đang được tiếptục điều tra, làm rõ.
Cần  chế bảo vệ tốt hơn
Khó có thể kể hết những vụ việc mà chấp hành viên, cán bộ thi hành án từ người thi hành công vụ trở thành… bị hại trong các vụ việc liên quan thihành án. Các hành vi chống đối không chỉ xuất hiện ở khâu cưỡng chế thi hành án mà còn trong suốt quá trình thi hành bản án, từ khi ra quyếtđịnh thi hành, tống đạt giấy tờ, xác minh tài sản….Nguy hiểm nhất khi các cán bộ, chấp hành viên phải thực hiện nhiệm vụ 1 mình, ở những địabàn khó khăn, phức tạp về an ninh trật tự, trong khi phương tiện, công cụ hỗ trợ cực kỳ hạn chế. Một số vụ việc đã bị xử lý. Tuy nhiên, thực tế cònnhiều những hành vi chây ỳ, chống đối, cản trở quá trình thi hành án mà vì nhiều lý do đang bị “bỏ qua”.
Qua thực tiễn công tác giải quyết đơn thư trong lĩnh vực THADS cho thấy, có nhiều lý do dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, một trong nhữngnguyên nhân theo ông Mai Công Danh, Cục trưởng THADS Quảng Bình là ý thức tuân thủ pháp luật của một số người phải thi hành án chưa cao.Có trường hợp người phải thi hành án cố tình chây ỳ, tẩu tán tài sản, chống đối chấp hành viên, thư ký thi hành án; khiếu nại vượt cấp nhằm mụcđích kéo dài hoặc không thi hành án…
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Cục trưởng Cục THADS Sơn La, trên địa bàn cũng đã từng xảy ra việc chống đối thi hành án và sau đó đối tượngvi phạm đã bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ, ông Hải cho rằng các vụ việc vi phạm cần phải xử lý nghiêm để làm gương, tránh tìnhtrạng nhờn luật. Bộ luật Hình sự cũng đã quy định rõ các tội danh cho người chây ỳ, chống đối như tội chống người thi hành công vụ hay khôngchấp hành án. Các cơ quan THADS cũng cần có kiến nghị kịp thời đến cơ quan chức năng để bảo vệ cán bộ, chấp hành viên của mình, phối hợpchặt chẽ để ngăn ngừa các vi phạm pháp luật.
Còn về lâu dài, nhiều ý kiến cho rằng cần trao thêm nhiều quyền năng; có cơ chế bảo vệ tốt hơn cho chấp hành viên,cán bộ THA đặc biệt trongquá trình cưỡng chế; nâng cao việc sử dụng phương tiện, công cụ hỗ trợ; sửa đổi các văn bản QPPL liên quan theo hướng rõ chế tài xử lý và chếtài phải đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các ngành để đảm bảo các hành vi vi phạm được xử lý kịpthời, nghiêm minh. Các cơ quan chức năng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về THADS, nâng cao ýthức chấp hành pháp luật của người dân trong lĩnh vực này.
Đề nghị xử  nghiêm các đối tượng trốn tránhchây chống đối thi hành án
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về công tác thi hành án năm 2020 tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV diễn ra tháng 10/2020, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, vẫn còn tình trạng người phải thi hành án lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, thậm chí chống đối quyếtliệt để kéo dài việc thi hành án, nhưng chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, xử lý. Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị các cơ quan của Quốc hội, cácĐoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát theo thẩmquyền, theo chuyên đề đối với công tác THADS, THAHC, THAHS; đề nghị TANDTC chỉ đạo TAND các cấp trong quá trình xét xử cần đảm bảotính khả thi của bản án, quyết định; giải quyết đúng thời hạn đối với các kiến nghị của cơ quan THADS.
Phối hợp với cơ quan chức năng kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm các đối tượng trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hànhán.
Bình An
Nguồn: baophapluat.vn