Một số hướng dẫn mới về quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự

Việc quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là những vấn đề quan trọng trong quá trình thi hành các bản án, quyết định hình sự. Việc quản lý, xử lý vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự mặc dù đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật.Tuy nhiên, do số lượng các văn bản liên quan đến quá trình chuyển giao, tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng thi hành án dân sự nhiều. Điều này gây không ít khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự trong việc áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi nội dung các quy định của những văn bản này khá cắt khúc và thiếu tính liên kết; một số quy định chưa thật sự thống nhất; những văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa quy định đầy đủ các nội dung cần thiết trong việc quản lý kho vật chứng đặc thù của cơ quan thi hành án dân sự.

Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL

Ngày 14/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Thông tư liên tịch hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án

Ngày 10 tháng 6 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC thay thế Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.

Những nội dung liên quan đến công tác thi hành án dân sự trong Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 “về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo”. Nghị quyết số 111/2015/QH13 có nhiều nội dung, trong đó có những nội dung liên quan đến công tác thi hành án dân sự cần được lưu ý.

Một số lưu ý về công tác báo cáo kết quả thi hành án hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 25/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 17/CT-TTg chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 56/2010/QH12 của Quốc hội. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các Bộ, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quán triệt tinh thần, nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hành chính nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước; hạn chế tối đa các vụ việc có thể bị khởi kiện ra Tòa án. Bên cạnh đó, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước phải chủ động thi hành kịp thời, nghiêm túc các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật. Định kỳ 06 tháng một lần, các Bộ, Ngành và địa phương tổng hợp, đánh giá kết quả thi hành án hành chính, báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Từ ngày 01/4/2013, Thông tư liên tịch Hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân có hiệu lực.

Ngày 06/02/2013, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC Hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2013.

Luật Thi hành án dân sự 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và qúa trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.