Quy định mới về bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên THADS và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm tra viên THADS (Phần V)

Trên cơ sở Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và cán bộ, công chức làm công tác THADS, đã có một số văn bản quy định về Thẩm tra viên THADS như Quyết định số 01/2007/QĐ-BNV ngày 17/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyết định số 86/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1327/QĐ-BTP ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, v.v... Những quy định trong các văn bản này về tiêu chuẩn ngạch, chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Thẩm tra viên, v.v... không trái với Luật THADS và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì vẫn được tiếp tục áp dụng cho đến khi có văn bản khác sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, biệt phái Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự (Phần IV)

Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc bổ nhiệm Chấp hành viên phải thông qua Hội đồng tuyển chọn chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Trên cơ sở Tờ trình của Hội đồng tuyển chọn chấp hành viên, hồ sơ bổ nhiệm và các tài liệu khác có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét quyết định việc bổ nhiệm chấp hành viên theo quy định. Theo đó, Chấp hành viên sẽ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm và việc bổ nhiệm chấp hành viên chưa được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển.

Quy định mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự (Phần III)

Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định ngạch chấp hành viên theo cấp hành chính, gồm có hai cấp là chấp hành viên cấp tỉnh và chấp hành viên cấp huyện, thực tiễn cho thấy đã phát sinh bất cập, gây khó khăn cho việc sắp xếp, điều động, luân chuyển chấp hành viên. Để tạo thuận lợi và linh hoạt hơn trong công tác điều động, luân chuyển chấp hành viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc thi hành án, khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Thi hành án dân sự, khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành án dân sự đã quy định: "Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2[1] của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp".

Quy định mới về trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thi hành án dân sự (Phần II)

Trước tiên, có thể khẳng định rằng theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương do Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Cần có các quy định về nghĩa vụ của người được thi hành án trong trường hợp cơ quan thi hành án tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế trả vật, giấy tờ, quyền sử dụng đất

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 ra đời là bước tiến lớn góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Các quy định của Luật đã nâng cao vị thế của cơ quan THADS, Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án; các thủ tục, biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án được pháp điểm hoá theo hướng phù hợp với yêu cầu thực tế.

Giới thiệu những quy định mới về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

Nhằm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, từng bước nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự. Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã bổ sung nhiều điểm mới quan trọng, trong đó đặc biệt là những quy định mới về bộ máy hệ thống tổ chức và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

Bất cập trong quy định về thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án khi áp dụng Luật thi hành án dân sự năm 2008

Trong hệ thống các quy phạm về thi hành án dân sự, quy định về thông báo làm một nội dung hết sức quan trọng và đều được quy định rõ trong các văn bản pháp luật về thi hành án. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã dành 5 điều để quy định về thông báo là:

Một số vấn đề về thực hiện việc định kỳ chuyển đổi công tác đối với chức danh Chấp hành viên Thi hành án dân sự

Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là một trong sáu biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng.

Cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc chấp hành các bản án, quyết định về hành chính

Ngày 21/5/1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996. Tại Điều 74 của Pháp lệnh qui định:

Hiệu quả của biện pháp cưỡng chế "Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án": Tùy thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội ?

Công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan tổ chức. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác cũng phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự.