Xác minh điều kiện THA: Đúng sai trông ở việc này!

Trước khi thi hành được trên thực tế bản án (có hiệu lực pháp luật) của TAND, trừ trường hợp các đương sự tự nguyện THA, cơ quan THADS sẽ phải tiến hành xác minh điều kiện THA của người phải THA trong thời hạn không quá 2 tháng kể từ ngày ra quyết định THA.

Án không có điều kiện thi hành do bản án không rõ ràng: “Bó tay” thi hành án

Một trong những dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp sắp tới là dự án Luật THADS. Dự án luật này được hy vọng sẽ đem đến một mở đầu mới cho công tác THADS ở nước ta. Nhưng cho tới thời điểm đó, công tác THADS vẫn “loanh quanh” với vấn đề án không có điều kiện thi hành, mà một trong những nguyên nhân là từ chính sự không rõ ràng của các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Quyền yêu cầu thi hành án dân sự: Thúc đẩy thi hành án

Có rất nhiều chủ thể tham gia quá trình thi hành một bản án, quyết định dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể đều có quyền yêu cầu THA và không phải lúc nào họ cũng có thể thực hiện quyền này.

Một số vấn đề khi tiếp nhận các vụ việc thi hành án do có sự sáp nhập, chia tách địa giới hành chính

Theo Nghị định số 84/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, 02 xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn của huyện Đồng Hỷ được nhập về Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Xã Đồng Bẩm có 401,90ha diện tích tự nhiên và 5.398 nhân khẩu; xã Cao Ngạn có 861.06ha diện tích tự nhiên và 6.447 nhân khẩu). Đối với các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn cũng phải tiến hành bàn giao hồ sơ các việc đang thi hành án theo đúng địa giới hành chính đã được chia tách.

Một số nguyên nhân không khả thi trong thực tiễn thi hành án dân sự

Tại điều 3 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, quy định:“Bản án, Quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật phải được người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án nghiêm chỉnh thi hành, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội… và cá nhân tôn trọng

Sự cần thiết của việc ban hành Thông tư số 06/2008/TT-BTP hướng dẫn một số nội dung về tổ chức cán bộ cơ quan thi hành án dân sự địa phương

Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về “cơ quan quản lý thi hành án dân sự,cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự”; Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp“ về việc ban hành quy chế uỷ quyền cho giám đốc Sở Tư pháp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” đã có hiệu lực được hơn 3 năm.

Cưỡng chế THADS: Để luật pháp được thực thi

Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, không phải bán án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự có hiệu lực nào của TAND cũng được tổ chức thi hành một cách thuận lợi. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của người được THA, nhiều trường hợp phải áp dụng đến các biện pháp cưỡng chế.

Chuyển giao bản án, quyết định từ Toà án sang cơ quan Thi hành án

Hiện nay, việc giao nhận các bản án, quyết định giữa Toà án và Thi hành án được thực hiện theo quy định chung, ghi nhận sự kiện này chỉ có biên bản giao nhận bản án, quyết định giữa hai cơ quan. Sau đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành thụ lý theo thủ tục về thi hành án dân sự.

Bản án tuyên không có tính khả thi, dẫn đến 13 năm cơ quan thi hành án chưa xử lý xong việc thi hành án

Tại Bản án số: 129/HSPT, ngày 05/4/1995 của Toà Phúc thẩm - Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, xét xử về việc buôn lậu, đã tuyên: … tịch thu chiếc thuyền máy mang biển số BĐ 0234-TS của ông Nguyễn Đưa, trú tại: tổ 25, khu vực 5, phường Hải Cảng, Qui Nhơn, Bình Định để sung vào công quỹ Nhà nước (ngoài ra bản án còn tuyên nhiều nghĩa vụ thi hành án khác).