Định giá tài sản trong thi hành án dân sự
Định giá tài sản là hoạt động quan trọng và thường được thực hiện trong thi hành án dân sự, nhất là khi cưỡng chế thi hành án dân sự. Định giá tài sản kê biên trong thi hành án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 98, 99 và 104 Luật thi hành án dân sự năm 2008; Điều 15, 16 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Quy định về định giá tài sản trong thi hành án dân sự có nhiều đổi mới so với trước đây, vì vậy trong hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự đòi hỏi các Chấp hành viên, cơ quan thi hành án nhận thức đúng và áp dụng thống nhất.
Giải quyết án tồn đọng: Các ngành phải chung tay
Hôm qua 19/8, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các ngành đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong Thi hành án dân sự (THADS); trong đó nội dung được đề cập nhiều là giải quyết án tồn đọng.
Xác minh điều kiện thi hành án trách nhiệm chính vẫn thuộc về cơ quan thi hành án
Việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan Thi hành án ra các quyết định về thi hành án, trả đơn yêu cầu, ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ…và là cơ sở để phân loại án. Điều 34 Luật thi hành án dân sự (qui định về từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án) không có khoản nào quy định đơn yêu cầu không có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì được từ chối. Bởi vậy, cơ quan thi hành án cần xác định xác minh điều kiện thi hành án là trách nhiệm chính của cơ quan thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự có được trao đổi vật chứng vụ án hay không?
Nội dung vụ việc như sau: Tại Bản án số 45/2007/HSST ngày 28/11/2007 của TAND huyện Phổ Yên tỉnh T.Ng xét xử đối với Trần Anh Minh về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại khoản 1 Điều 202, Bộ luật hình sự (BLHS) đã tuyên xử như sau:
Quy định mới về tiêu chuẩn; nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan THADS (Phần VI)
Theo quy định của Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì Thủ trưởng cơ quan THADS tỉnh là Cục trưởng Cục THADS tỉnh, Thủ trưởng cơ quan THADS huyện là Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện; Phó thủ trưởng cơ quan THADS tỉnh là Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh, Phó thủ trưởng cơ quan THADS huyện là Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện. Tiêu chuẩn; nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan THADS được quy định như sau: