Ngành tư pháp với những con số biết nói

(Chinhphu.vn) - Năm 2021, toàn ngành tư pháp đã tập trung rà soát được 29.955 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), giảm 9% so với năm 2020, kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020).

Nhiệm vụ, giải pháp công tác thi hành án dân sự năm 2022

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025. Dự báo, tình hình quốc tế, trong nước, có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó thách thức nhiều hơn. Dịch bệnh Covid-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm hon, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, những ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn hiện hữu... Đối với ngành Tư pháp, trong đó có công tác thi hành án dân sự (THADS) dự báo cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để triển khai thực hiện, chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi THAHC được giao trong bối cảnh thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả của dịch Covid-19, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội để phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội..., Hệ thống THADS tiếp tục triến khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Bộ Tư pháp tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2021, ban hành chương trình công tác trọng tâm năm 2022

Ngày 02/12/2021, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2021 (Báo cáo số 264/BC-BTP), theo đó, trong năm 2021, thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết đại hội XIII; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025; Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện, quyết liệt để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, nổi bật là một số mặt công tác với những kết quả cụ thể như:

Chuyển đổi số gắn với phục vụ phòng, chống dịch và khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Phiên họp thứ Nhất của Ủy ban diễn ra vào chiều ngày 30/11. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với điểm cầu các bộ, ngành, cơ quan và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trọng tâm, trọng điểm trong thi hành án về tín dụng, ngân hàng

Ðể hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 "thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long tại hội nghị triển khai công tác của Bộ nhấn mạnh: Toàn hệ thống thi hành án dân sự vừa thích ứng an toàn, tập trung thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, làm tốt công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, vừa tiếp tục hoàn thiện thể chế, có giải pháp đối với những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn.

Công tác thi hành án hành chính năm 2021: Những kết quả đạt được và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2022

Thi hành án là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, được Hiến pháp quy định: Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hànhnhằm  bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, công tác thi hành án nói chung, thi hành án hành chính (THAHC) nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện. Trong năm 2021 công tác THAHC tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bộ Tư pháp với chức năng là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về THAHC, ngày 11/11/2021 đã ký Báo cáo công tác thi hành án hành chính năm 2021 (Báo cáo số 244/BC-BTP) báo cáo Chính phủ. Kết qủa cụ thể một số mặt công tác THAHC như sau:

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 18/11/2021, tại Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc và Quyết định phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo. Tại Cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định, đánh giá một số nội dung sau đây: 

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2021

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Lê Thành Long gửi các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể viên chức, người lao động trong các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11).

Kịp thời áp dụng các biện pháp để tăng cường thu hồi tài sản tham nhũng

(PLVN) - Nhấn mạnh công tác thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế là vấn đề mà Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm, Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (đoàn Thanh Hóa) đề nghị các cấp, các ngành kịp thời áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.

Những nội dung được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ đối với một số vị trí việc làm trong hệ thống thi hành án dân sự

Ngày 14/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1542/QĐ-BTP về việc sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) ban hành kèm theo Quyết định số 1162/QĐ-BTP ngày 24/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Bản mô tả công việc, Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục THADS được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 1787/QĐ-BTP ngày 21/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1542/QĐ-BTP, Quyết định số 1162/QĐ-BTP và Quyết định số 1787/QĐ-BTP). Quyết định số 1542/QĐ-BTP đã sửa đổi hai nội dung và bãi bỏ hai nội dung về tiêu chuẩn một số vị trí việc làm trong Hệ thống THADS, cụ thể như sau: