Cần biết điểm dừng trong khiếu nại về thi hành án dân sự
Có thể nói giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là loại khiếu nại phải giải quyết nhiều và phức tạp, kéo dài nhất trong các khiếu nại về tư pháp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết khiếu nại về thi hành án trở thành phức tạp, kéo dài, trong đó có nguyên nhân từ phía người khiếu nại mặc dù đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hết thẩm quyền, đúng pháp luật nhưng vẫn khiếu nại đến nhiều cơ quan, dẫn đến tốn kém tiền bạc và công sức, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước. Xin nêu một trường hợp sau đây:
Bất cập giữa Pháp lệnh THADS năm 2004 và Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành – nguyên nhân, giải pháp
Tiếp theo bài viết “Phân biệt khiếu nại và tố cáo, một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo” và “Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự”, để góp một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự (THADS), trong bài viết này, tác giả xin trình bày các vấn đề bất cập giữa pháp luật về THADS và pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành, nguyên nhân, các giải pháp tháo gỡ và một số chú ý khi giải quyết khiếu nại trong THADS (có thể áp dụng tương tự trong giải quyết khiếu nại ở nhiều lĩnh vực khác nhau).
Cơ quan thi hành án dân sự có được trao đổi vật chứng vụ án hay không?
Nội dung vụ việc như sau: Tại Bản án số 45/2007/HSST ngày 28/11/2007 của TAND huyện Phổ Yên tỉnh T.Ng xét xử đối với Trần Anh Minh về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại khoản 1 Điều 202, Bộ luật hình sự (BLHS) đã tuyên xử như sau:
Quy định mới về tiêu chuẩn; nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan THADS (Phần VI)
Theo quy định của Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì Thủ trưởng cơ quan THADS tỉnh là Cục trưởng Cục THADS tỉnh, Thủ trưởng cơ quan THADS huyện là Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện; Phó thủ trưởng cơ quan THADS tỉnh là Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh, Phó thủ trưởng cơ quan THADS huyện là Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện. Tiêu chuẩn; nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan THADS được quy định như sau:
Quy định mới về bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên THADS và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm tra viên THADS (Phần V)
Trên cơ sở Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và cán bộ, công chức làm công tác THADS, đã có một số văn bản quy định về Thẩm tra viên THADS như Quyết định số 01/2007/QĐ-BNV ngày 17/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyết định số 86/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1327/QĐ-BTP ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, v.v... Những quy định trong các văn bản này về tiêu chuẩn ngạch, chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Thẩm tra viên, v.v... không trái với Luật THADS và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì vẫn được tiếp tục áp dụng cho đến khi có văn bản khác sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Quy định mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự (Phần III)
Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định ngạch chấp hành viên theo cấp hành chính, gồm có hai cấp là chấp hành viên cấp tỉnh và chấp hành viên cấp huyện, thực tiễn cho thấy đã phát sinh bất cập, gây khó khăn cho việc sắp xếp, điều động, luân chuyển chấp hành viên. Để tạo thuận lợi và linh hoạt hơn trong công tác điều động, luân chuyển chấp hành viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc thi hành án, khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Thi hành án dân sự, khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành án dân sự đã quy định: "Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2[1] của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp".
Quy định mới về trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thi hành án dân sự (Phần II)
Trước tiên, có thể khẳng định rằng theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương do Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.