I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày
23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát
lại; Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại”; Kế hoạch công tác của
Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm Thừa phát lại (Ban hành kèm theo Quyết định số
1973/QĐ-BCĐ ngày 01/8/2013 của Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại).
2. Việc sơ kết phải đánh giá đúng tình hình, kết quả; tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực
hiện tiếp tục thí điểm Thừa phát lại từ khi có Nghị quyết số 36/2012/QH13 của
Quốc hội đến hết tháng 10/2014; từ đó đề ra các nhiệm vụ và giải
pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc thí điểm chế định này.
II. NỘI DUNG
1. Tại các địa phương thực hiện thí điểm
- Tỉnh ủy/Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo thực hiện
thí điểm chế định Thừa phát lại tại các tỉnh/thành phố thực
hiện thí điểm tổ chức sơ kết việc thực hiện thí điểm tại địa phương.
- Nội dung sơ kết: Đánh giá tình hình,
kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại địa phương,
trong đó xác định được những khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề ra các nhiệm vụ và giải
pháp để thực hiện tốt trong thời gian tới.
- Hình thức: Sở Tư pháp tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tổng hợp, xây dựng báo cáo sơ kết trên
cơ sở báo cáo của các cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát và Văn
phòng Thừa phát lại tại địa phương.
Báo cáo sơ kết được gửi Ban
Chỉ đạo thực hiện thí điểm Thừa phát lại ở Trung ương (Bộ Tư pháp) để tổng hợp, phục
vụ Hội nghị sơ kết của Ban Chỉ đạo.
- Thời gian thực hiện: Xong trước ngày 10/11/2014.
2. Tại các Bộ, ngành có
trách nhiệm triển khai, thực hiện thí điểm
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan tổ chức sơ kết việc
thực hiện tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại trên toàn quốc.
- Nội dung sơ kết: Đánh giá tình hình,
kết quả; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc triển khai thực hiện tiếp tục
thí điểm Thừa phát lại của Bộ, ngành mình, trong đó đánh
giá công tác phối hợp thực hiện tính đến thời điểm sơ kết; đề xuất các nhiệm vụ,
giải pháp phải thực hiện đến hết thời gian thực hiện tiếp
tục thí điểm.
- Hình thức: Xây dựng báo cáo sơ
kết
Báo cáo sơ kết được gửi Ban
Chỉ đạo thực hiện thí điểm Thừa phát lại ở Trung ương (Bộ Tư pháp) để tổng hợp, phục
vụ Hội nghị sơ kết của Ban Chỉ đạo.
- Thời gian thực hiện: Xong trước ngày 10/11/2014.
3. Ban
Chỉ đạo thực hiện thí điểm Thừa phát lại ở Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết
3.1. Hình thức, địa điểm, thời gian tổ chức
a) Về hình thức, thời gian, địa điểm:
- Hình thức: Tổ chức Hội nghị
tập trung
- Thời gian: 01 ngày (dự kiến
cuối tháng 11/2014 - ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội). Ngày
chính thức, Ban chỉ đạo sẽ có thông báo sau.
- Địa điểm: Hội trường Học viện
Tư pháp, số 9 Lê Đức Thọ kéo dài, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
3.2. Thành phần tham dự Hội nghị (dự kiến 200 đại biểu)
a) Các cơ quan Trung ương:
- Đại diện Ban Chỉ đạo cải
cách tư pháp Trung ương;
- Đại diện Ban Nội chính Trung
ương;
- Đại diện Văn phòng Chính phủ;
- Đại diện Tòa án nhân dân tối
cao;
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao;
- Đại diện Bộ Tài chính;
- Đại diện Bộ Công an;
- Đại diện Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
- Đại diện Ủy ban Tư pháp, Ủy
ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo
thí điểm chế định Thừa phát lại ở trung ương;
- Cơ quan, đơn vị liên quan
khác.
b) Các địa phương:
- Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách
tư pháp địa phương,
- Đại diện Ban Nội chính Tỉnh/Thành
ủy,
- Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh/thành
phố;
- Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện
thí điểm chế định Thừa phát lại tại các địa phương thực hiện thí điểm;
- Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc
hội các tỉnh/thành phố thực hiện thí điểm;
- Giám đốc Sở Tư pháp, Lãnh đạo
Tòa án nhân dân, Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân, Cục trưởng Cục Thi hành án
dân sự các tỉnh/thành phố thực hiện thí điểm;
- Đại diện một số cơ quan, đơn
vị liên quan khác;
- Trưởng các Văn phòng Thừa
phát lại.
c)
Phóng viên một số báo, đài ở Trung ương và địa phương
2.3. Tài liệu Hội nghị
a) Báo cáo
chung về tình hình thực hiện thí điểm
Nội dung: Đánh giá tình hình,
kết quả chung về việc thực hiện tiếp tục thí điểm chế định Thừa
phát lại trong cả nước theo đúng mục đích, yêu cầu của việc sơ kết nêu tại Mục
I của Kế hoạch này.
b) Tham luận của các Bộ,
ngành và địa phương
- Tham luận của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao;
- Tham luận của Ban
Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại các tỉnh/thành phố thực hiện
thí điểm.
- Tham luận của một số Văn
phòng Thừa phát lại
Nội dung tham luận: Ban chỉ đạo sẽ có văn bản yêu cầu riêng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tư pháp
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức sơ kết theo Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết theo Kế
hoạch, gồm:
+ Chuẩn bị chương trình, tài liệu phục vụ Hội nghị;
+ Công tác hậu cần, theo dõi Hội nghị;
+ Báo cáo kết quả sơ kết.
- Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan giúp Bộ Tư pháp và Ban Chỉ đạo chuẩn bị các nội dung phục vụ cho
việc sơ kết theo theo Kế hoạch này.
2. Tòa án nhân dân tối
cao
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức sơ kết theo Kế hoạch;
gửi Báo cáo sơ kết của Tòa án nhân dân tối cao về Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm Thừa phát lại ở trung ương (Bộ
Tư pháp) trước ngày 10/11/2014 để tổng hợp.
3. Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức sơ kết theo Kế hoạch;
gửi Báo cáo sơ kết của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm Thừa phát lại ở trung ương (Bộ
Tư pháp) trước ngày 10/11/2014 để tổng hợp.
4. Các địa phương thực
hiện thí điểm
Tổ chức sơ kết và báo cáo về Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm
chế định Thừa phát lại ở Trung ương (Bộ Tư pháp) trước ngày 10/11/2014 để tổng
hợp.
5. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
Thực hiện theo quy định của pháp luật./.
|