Số hiệu
Số: 86/BC-BTP
 Trích yếu nội dung
V/v kết quả công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2016
 Chi tiết văn bản Năm 2016 là năm đầu tiên đất nước ta thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, là năm đầu tiên các cơ quan thi hành án dân sự (sau đây gọi là THADS) tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về THADS theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo và cũng là năm thứ hai triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015). Năm 2016 cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đồng thời, là năm các cơ quan THADS hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946 - 19/7/2016).
Sáu tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế xã hội của đất nước tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn gặp nhiều khó khăn (tốc độ tăng trưởng GDP trong ba tháng đầu năm chỉ đạt 5,46%, thấp hơn đáng kể so với mức 6,12% năm trước, giá xăng, dầu liên tục biến động khiến cho chỉ số giá tiêu dùng không ổn định, thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân...). Trong bối cảnh đó, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan THADS bám sát Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Chương trình công tác của Bộ Tư pháp, Chương trình trọng tâm công tác THADS để triển khai đồng bộ các mặt công tác ngay từ những tháng đầu năm công tác, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Sau đây là kết quả công tác THADS 6 tháng đầu năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2016:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
1. Tình hình quán triệt, triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ THADS theo Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình của Chính phủ, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định của Bộ trưởng
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS theo Nghị quyết của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, Bộ Tư pháp đã báo cáo, đề xuất Chính phủ đưa một số nội dung quan trọng của công tác này vào Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Trên cơ sở đó, ngày 28/01/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP[1]; đồng thời, ngày 29/02/2016, Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của ngành Tư pháp[2], trong đó nhấn mạnh một số nội dung liên quan đến công tác THADS[3]. Đặc biệt, để kịp thời triển khai các chỉ tiêu nhiệm vụ về THADS được giao theo Nghị quyết số 111/2015/QH13, ngày 09/12/2015, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã ban hành Quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các cơ quan THADS[4].
Trước đó, ngay sau khi kết thúc năm công tác 2015 (hết ngày 30/9/2015), Bộ Tư pháp đã có Công văn chỉ đạo toàn diện công tác năm 2016 và tạm giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS để bảo đảm tính liên tục trong chỉ đạo, điều hành. Ngày 11,12/12/2015, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016 với sự tham dự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhằm quán triệt sâu rộng yêu cầu và các nhiệm vụ được giao, nhất là các chỉ tiêu nhiệm vụ THADS theo Nghị quyết số 111/2015/QH13, đồng thời, chỉ đạo các cơ quan THADS nghiêm túc tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2016 tại địa phương xong trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân. Tiếp theo đó, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2016 với sự tham dự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, công tác THADS tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp cần tập trung chỉ đạo trong năm 2016. Quán triệt các chỉ đạo nêu trên, Bộ Tư pháp đã xây dựng các Thông báo kết luận làm việc, Thông báo ý kiến phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và yêu cầu các cơ quan THADS bám sát và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc tại địa phương như Kết luận của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Buổi làm việc với Bộ Tư pháp về THADS trong các vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản cho ngân sách Nhà nước ngày 18/7/2015, Phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016, Phát biểu chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2016.
2. Công tác chỉ đạo, điều hành
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp luôn xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo của công tác Tư pháp năm 2016, ngay từ đầu năm công tác, Bộ, Tổng cục đã có văn bản chỉ đạo giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ quan THADS và từng Chấp hành viên trong toàn quốc[5]; ban hành Chương trình trọng tâm công tác THADS năm 2016[6] và Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ trong đó có những nội dung quan trọng liên quan đến công tác THADS.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan THADS chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, khẩn trương tập trung tổ chức thi hành án ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm công tác, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 01/CV-TW ngày 18/02/2016, của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 252/CĐ-TTg ngày 15/02/2016 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016[7]; ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ[8]; xây dựng và trình ký ban hành Kế hoạch công tác năm 2016 của Tổng cục[9] và đôn đốc, chỉ đạo 63/63 cơ quan THADS trên cơ sở Chương trình công tác trọng tâm của toàn ngành và Kế hoạch công tác năm 2016 của Tổng cục, xây dựng Kế hoạch công tác của đơn vị mình lấy ý kiến UBND cùng cấp và trình Tổng cục phê duyệt (đối với Kế hoạch của Cục), trình Cục phê duyệt (đối với Kế hoạch của Chi cục).
Trên cơ sở kết quả THADS quý I của năm công tác, Tổng cục đã có văn bản đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND - Trưởng ban chỉ đạo THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu các cơ quan THADS tổ chức các đợt THADS cao điểm nhằm tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ việc trọng điểm và vụ việc có giá trị phải thi hành lớn, bảo đảm chính xác về số liệu thống kê, đánh giá, tránh tình trạng đầu năm xả hơi, cuối năm chạy theo thành tích[10]. Đặc biệt, qua theo dõi, tổng hợp cho thấy kết quả công tác THADS 05 tháng đầu năm 2016 (từ 01/10/2015 đến 29/02/2016) của toàn quốc vẫn chưa có sự đột phá, Tổng cục đã có buổi làm việc (ngày 11/03/2016) với 26 địa phương có lượng án lớn hoặc còn có những tồn tại, hạn chế nhằm phân tích kỹ, đánh giá sâu sắc, toàn diện làm rõ nguyên nhân và đề ra những giải pháp cụ thể nâng cao kết quả thi hành án trong 6 tháng đầu năm. Ngay sau buổi làm việc, Tổng cục đã ban hành Kết luận số 735/TB-TCTHADS ngày 15/3/2016 và quán triệt Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, giải pháp được nêu tại kết luận nhằm nâng cao kết quả THADS, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ chung của toàn Hệ thống năm 2016. Bên cạnh việc chấn chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong toàn Hệ thống, nhất là tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với những địa bàn có nhiều án hoặc còn nhiều hạn chế, yếu kém, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục duy trì và tăng cường quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở Trung ương, như: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Công an…; tăng cường sự phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ trên, tạo sự thông suốt trong toàn Hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các cơ quan THADS hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục cũng đã dành thời gian đi công tác và trực tiếp làm việc tại nhiều địa phương (Lào Cai, Gia Lai, Lâm Đồng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Quảng Ngãi...) nhằm chỉ đạo toàn diện đối với công tác THADS tại cơ sở cũng như tranh thủ tốt hơn nữa sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là trong công tác tổ chức cán bộ, công tác phối hợp...
3. Kết quả THADS, hành chính (Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 31/3/2016)
- Kết quả THADS về việc và về tiền:
+ Về việc: Tổng số thụ lý là 547.818 việc[11], tăng 15.993 việc (3,01%) so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: Số cũ chuyển sang là 257.427 việc; Số thụ lý mới là 290.391 việc, tăng 6.769 việc (2,39%) so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng số phải thi hành[12] là 541.590 việc, trong đó: Số có điều kiện thi hành là 438.995 việc, giảm 80.521 việc so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 81,06% trong tổng số phải thi hành; số chưa có điều kiện thi hành là 102.595 việc, chiếm 18,94% trong tổng số phải thi hành.
Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong[13] là 212.587 việc, tăng 10.626 việc (tăng 5,26% so với cùng kỳ năm 2015); đạt tỉ lệ 48,43% (tăng 9,55% so với cùng kỳ năm 2015), còn thiếu 21,57% so với chỉ tiêu Bộ giao là 70%.
Số việc chuyển kỳ sau 329.002 việc, trong đó số việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 226.408 việc, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2015 chuyển sang năm 2016 (169.914 việc) tăng 56.494 việc (tăng 33,25%) (Phụ lục I).
+ Về tiền: Tổng số thụ lý là 115.510 tỷ 436 triệu 223 nghìn đồng[14], tăng 13.434 tỷ 883 triệu 181 nghìn đồng (13,16%) so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: Số cũ chuyển sang là 83.136 tỷ 885 triệu 439 nghìn đồng; Số thụ lý mới là 32.373 tỷ 550 triệu 784 nghìn đồng, giảm 13.574 tỷ 852 triệu 310 nghìn đồng (29,54%) so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng số phải thi hành là 111.920 tỷ 644 triệu 666 nghìn đồng, trong đó: Số có điều kiện thi hành là 92.704 tỷ 92 triệu 598 nghìn đồng, giảm 1.395 tỷ 806 triệu 777 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2015; chiếm 82,83% trong tổng số phải thi hành; Số chưa có điều kiện thi hành là 19.216 tỷ 552 triệu 68 nghìn đồng, chiếm 17,17% trong tổng số phải thi hành.
Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong[15] là 9.329 tỷ 486 triệu 718 nghìn đồng, tăng 1.185 tỷ 637 triệu 905 nghìn đồng (14,56%) so với cùng kỳ năm 2015; đạt tỉ lệ 10,06% (tăng 1,41% so với cùng kỳ năm 2015), còn thiếu 19,94% so với chỉ tiêu Bộ giao là 30%.
Số tiền chuyển kỳ sau 102.591 tỷ 157 triệu 948 nghìn đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 83.374 tỷ 605 triệu 880 nghìn đồng, so với số tiền có điều kiện thi hành năm 2015 chuyển sang năm 2016 (70.610 tỷ 775 triệu 761 nghìn đồng) tăng 12.763 tỷ 830 triệu 118 nghìn đồng (tăng 18,08%) (Phụ lục II).
Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, 2 đơn vị lớn của cả nước là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có tổng số việc thụ lý là 90.332 việc, tương ứng với số tiền là 57.192 tỷ 459 triệu 529 nghìn đồng, chiếm tới gần 1/5 số việc và 1/2 số tiền thụ lý của toàn quốc (16,48% về việc và 49,51% về tiền) và có kết quả thi hành án xong đạt tỷ lệ tương đối khả quan (Hà Nội đạt 48,97% về việc và 5,45% về tiền; TP.Hồ Chí Minh đạt 42,6% về việc và 9,29% về tiền), qua đó góp phần quan trọng vào kết quả THADS chung của toàn quốc. Ngoài ra, một số đơn vị có kết quả thi hành án xong về việc và về tiền đạt tỷ lệ tương đối cao (cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc là 48,43% về việc và 10,06% về tiền), về việc có: Vĩnh Phúc (78,01%), Hà Tĩnh (75,4%), Yên Bái (75,06%), Đắk Lắk (63,4%), Đồng Tháp (58,58%), Bến Tre (54%); về tiền có: Thanh Hóa (33,54%), Lào Cai (32,76%), Quảng Nam (31,35%), Lạng Sơn (27,46%), Đà Nẵng (26,4%), Bình Dương (12,64%), Tây Ninh (12,85%).
- Kết quả đôn đốc thi hành án hành chính: Tính đến hết ngày 31/3/2016, số việc phải đôn đốc thi hành án hành chính đã tiếp nhận là 182 việc (trong đó, số việc năm trước chuyển sang là 69 việc, số việc thụ lý mới là 113 việc), tăng 14 việc (8,3%) so với cùng kỳ năm 2015. Kết quả: Các cơ quan THADS đã có văn bản đôn đốc đối với 175 việc, đạt tỷ lệ 96,15%, còn 07 việc chưa có văn bản đôn đốc (trong số 175 việc đã có văn bản đôn đốc thi hành án, có 87 việc đã thi hành xong, đạt tỷ lệ 49,71%, số việc chưa thi hành xong là 88 việc).
- Về thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, trong số 321.654 việc và 17.238 tỷ 985 triệu 448 nghìn đồng phải thu cho Ngân sách (chiếm tới 59,4% số việc nhưng chỉ chiếm 15,4% số tiền phải thi hành của toàn quốc), đã giải quyết được 146.825 việc, tương ứng với số tiền 810 tỷ 29 triệu 525 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 60,44% về việc và 18,67% về tiền.
- Về kết quả thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự, tổng số việc phải thi hành loại này của toàn Hệ thống là 159.162 việc, tương ứng với số tiền là 24.632 tỷ 627 triệu 352 nghìn đồng. Kết quả: Trong số 100.057 việc và 11.080 tỷ 877 triệu 409 nghìn đồng có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 49.731 việc, tương ứng với số tiền là 545 tỷ 420 triệu 655 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 49,7% về việc nhưng chỉ đạt 4,92% về tiền.
- Về kết quả thi hành các khoản thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án tham nhũng, kết quả thống kê cho thấy, tổng số việc và tiền phải thi hành trong các vụ án tham nhũng là 124 việc[16], tương ứng với số tiền 2.445 tỷ 739 triệu 497 nghìn đồng. Kết quả, số việc và tiền đã thi hành xong là 10 việc, tương ứng với số tiền 91 tỷ 782 triệu 378 nghìn đồng, số việc và tiền còn phải thi hành là rất lớn (114 việc, tương ứng với số tiền 2.353 tỷ 957 triệu 119 nghìn đồng).
- Về số vụ việc đã kê biên, bán đấu giá nhưng chưa xử lý được, tổng số vụ việc đã kê biên tài sản, định giá lại và bán đấu giá nhiều lần (3 lần trở lên) nhưng vẫn chưa xử lý được là 8.355 việc, tương ứng với số tiền là 10.621 tỷ 943 triệu 717 nghìn đồng (chiếm 4,1% số việc và 14,83% số tiền có điều kiện đang thi hành).
- Về tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục đã ban hành nhiều văn bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu[17]; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng để chỉ đạo phối hợp trong việc đẩy nhanh việc tổ chức thi hành án; rà soát vụ việc tham mưu và chuẩn bị cho Tổ trưởng Tổ xử lý nợ xấu kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các vụ việc có điều kiện thi hành án của Hệ thống BIDV, VAMC... tại 02 địa bàn (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương); phối hợp góp ý, trả lời 05 văn bản[18] liên quan đến việc THADS của các tổ chức tín dụng ngân hàng đề nghị.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng số việc loại này phải thi hành là 16.433 việc, tương ứng với số tiền là 60.399 tỷ 274 triệu 650 nghìn đồng (chỉ chiếm 3,03% số việc nhưng chiếm tới 54% số tiền phải thi hành của toàn Hệ thống). Song đây hầu hết đều là các vụ việc liên quan đến bất động sản là tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nên gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản để thi hành án, nhất là trong việc bán đấu giá, số tiền thu được chiếm tỷ lệ rất thấp, kết quả: Mới thi hành xong 1.239 việc, thu được số tiền là 8.120 tỷ 233 triệu 23 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 7,54% về việc và 13,44% về tiền.
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án, từ ngày 01/10/2015 đến ngày 31/3/2016, các cơ quan THADS đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét miễn, giảm được 912 việc, tương ứng với số tiền 4 tỷ 39 triệu 281 nghìn đồng[19], so với cùng kỳ năm 2015, tăng 143 việc (18,6%) nhưng giảm 1 tỷ 881 triệu 727 nghìn đồng (31,78%).
- Tình hình, kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án, trong 6 tháng đầu năm, cùng với việc tăng cường vận động, thuyết phục đương sự, các cơ quan THADS đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 4.513 trường hợp, giảm 42 trường hợp (0,92%) so với cùng kỳ năm 2015. Trong số các trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án, có 2.225 trường hợp cưỡng chế không huy động lực lượng (tăng 198 trường hợp so với cùng kỳ) và 2.285 trường hợp cưỡng chế có huy động lực lượng (giảm 223 trường hợp so với cùng kỳ), trong đó có 421 trường hợp đương sự đã tự nguyện thi hành án (giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ).
4. Tình hình triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, Nghị định 62/2015/NĐ-CP và công tác xây dựng đề án, văn bản
Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS của Chính phủ[20], Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật[21] và có văn bản quán triệt đến các đơn vị; tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS và ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định[22]; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác THADS; tổ chức Hội nghị tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung tại 3 miền (Bắc, Trung, Nam); ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất việc chuyển tiếp; rà soát, công bố thủ tục hành chính theo Luật sửa đổi, bổ sung; hiện nay, Bộ Tư pháp, Tổng cục đang tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật và chuẩn bị tổ chức Hội nghị tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung (đợt 2); đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của xã hội.
Công tác xây dựng văn bản, đề án được Lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị đặc biệt quan tâm, thường xuyên rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, trong 6 tháng đầu năm 2016, đã trình cơ quan có thẩm quyền ban hành được 02 Thông tư và 01 Đề án[23]. Hiện tại tổng số đề án, văn bản Tổng cục đang chủ trì xây dựng trong năm 2016 là 25 (01 Nghị định; 03 Thông tư; 06 Thông tư liên tịch; 06 đề án; 09 văn bản khác), trong đó có 10 đề án, văn bản có thời hạn hoàn thành trong quý I/2016; 07 đề án, văn bản có thời hạn hoàn thành trong quý II/2016; 06 đề án, văn bản có thời hạn hoàn thành trong quý III/2016; 02 đề án, văn bản có thời hạn hoàn thành trong quý IV/2016. Trong số các Thông tư, Thông tư liên tịch thì có 01 Thông tư liên tịch[24] đã hoàn thành việc xây dựng, đang chờ ký ban hành và 04 Thông tư, Thông tư liên tịch[25] đang thực hiện thủ tục thẩm định, chuẩn bị thẩm định hoặc trình ký ban hành (Phụ lục III).
5. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và công tác kiểm tra
5.1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ
Nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật cho các cơ quan THADS, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng các Quy chế phối hợp trong công tác THADS[26] (hiện nay, Tổng cục đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam; Cục Bổ trợ tư pháp và Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp); ban hành 02 văn bản[27] hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với các cơ quan THADS; tiếp tục phối hợp với Tổng cục VIII, Bộ Công an chỉ đạo rà soát khoản tiền Trại giam đã thu của người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù.
Đối với các hồ sơ cơ quan THADS xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ, Tổng cục đã nghiêm túc nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành đề xuất biện pháp thống nhất giải quyết kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho địa phương. Tính đến ngày 31/3/2016, các đơn vị chuyên môn của Tổng cục đã tiếp nhận tổng số 86 văn bản xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan THADS (trong đó, số cũ chuyển sang 09, tiếp nhận mới 77). Kết quả: Đã giải quyết được 76/86 văn bản xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ (còn 10 văn bản đang trong thời hạn giải quyết), đạt tỷ lệ 88,37% (vượt chỉ tiêu Bộ giao là 1,37%).
Tại địa phương, Cục THADS đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm chỉ đạo khắc phục các sai sót, vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ đối với các Chi cục. Đặc biệt năm 2016, tiếp tục triển khai Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS, sau khi Tổng cục tổ chức Hội nghị tập huấn toàn quốc, nhiều địa phương đã chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các Chi cục, Chấp hành viên, Thư ký thi hành án, nhất là về một số nội dung mới của Luật. Ngoài việc chủ động tổ chức tập huấn, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với các Chi cục, đối với các vụ việc phức tạp, các Cục đã tổ chức họp liên ngành với các sở, ban, ngành địa phương hoặc kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo THADS để tìm hướng giải quyết; thường xuyên duy trì chế độ họp giao ban để nắm bắt tình hình triển khai công việc, kết quả công tác, những vụ việc khó khăn, phức tạp để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở đối với những Chi cục có kết quả thi hành án thấp, đẩy nhanh tiến độ thi hành án, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
5.2. Công tác kiểm tra
Tổng cục đã chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác THADS[28], theo đó, sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện tại 03 địa phương: Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Thái Bình. Đồng thời, Tổng cục tiếp tục tập trung kiểm tra các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo khắc phục tồn tại, hạn chế của những năm trước đây; tăng cường kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất về công tác tổ chức cán bộ, công tác thống kê, công tác xét duyệt quyết toán ngân sách, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (dự kiến trong tháng 4/2016, sẽ phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra liên ngành về công tác THADS tại Bắc Ninh).
Tại địa phương, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tổng cục, các cơ quan THADS đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra đối với các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội, công tác thụ lý, phân loại án, công tác thống kê và kết quả thi hành án, trong đó tập trung kiểm tra toàn diện, kiểm tra về công tác quản lý, sử dụng biên lai; công tác kế toán nghiệp vụ; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cưỡng chế, tình hình thu, nộp phí thi hành án; hồ sơ thi hành án, đặc biệt những hồ sơ chậm thi hành án có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh của đương sự... Nhiều địa phương đã quan tâm, chú trọng công tác kiểm tra đối với các Chi cục nên đã kịp thời phát hiện, chỉ đạo chấn chỉnh và khắc phục sai phạm, thiếu sót, ví dụ như: Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang...
6. Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
6.1. Công tác tiếp công dân
Bộ Tư pháp, Tổng cục đã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, bên cạnh việc cử cán bộ thường trực tiếp công dân, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục đã phân công 01 đồng chí Lãnh đạo Tổng cục trực, tiếp công dân theo định kỳ vào Thứ Ba hàng tuần. Ngoài ra, Lãnh đạo Bộ đã cùng với Lãnh đạo Tổng cục thực hiện việc tiếp công dân định kỳ hàng tháng tại Trụ sở tiếp công dân của Bộ Tư pháp; lịch tiếp công dân được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Trong 06 tháng đầu năm, tại cơ quan Bộ Tư pháp đã tiếp 258 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, trình bày liên quan đến việc thi hành án, tăng 32 lượt (14,16%) so với 6 tháng đầu năm 2015. Trong đó, Lãnh đạo Bộ trực tiếp tiếp 16 lượt, Lãnh đạo Tổng cục trực tiếp tiếp 22 lượt, ủy quyền cho Lãnh đạo Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp 56 lượt. Ngoài ra, để hướng dẫn, thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định mới của Luật Tiếp công dân trong lĩnh vực THADS, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 hướng dẫn một số nội dung trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS.
Tại địa phương, Bộ Tư pháp, Tổng cục có văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh các cơ quan THADS thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tiếp công dân và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục trong công tác tiếp công dân, đồng thời, yêu cầu các cơ quan THADS quan tâm cử cán bộ có năng lực, đạo đức, am hiểu pháp luật làm nhiệm vụ trực, tiếp công dân; trong quá trình tiếp có thái độ, tác phong đúng mực, cầu thị, tôn trọng người dân, lắng nghe và giải thích đầy đủ những thắc mắc của người dân và kịp thời báo cáo Lãnh đạo, cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
6.2. Công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo
Trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục và các cơ quan THADS đã tiếp nhận tổng số 3.839 đơn khiếu nại và 518 đơn tố cáo[29] (tương ứng với 3.445 việc), giảm 122 đơn thư khiếu nại, tố cáo so với cùng kỳ năm 2015. Sau khi tiếp nhận, đơn thư đã được phân loại kịp thời: đơn thư không thuộc thẩm quyền được chuyển đến các cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền; đơn thư thuộc thẩm quyền được chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Kết quả, trong số 3.445 việc khiếu nại, tố cáo toàn Hệ thống đã tiếp nhận, có 1.707 việc thuộc thẩm quyền (1.570 việc khiếu nại và 137 việc tố cáo). Trong số các vụ việc thuộc thẩm quyền, đã giải quyết được 1.492 việc (1.378 việc khiếu nại và 114 việc tố cáo), đạt tỷ lệ 87,4% (giảm 08 việc nhưng tăng 1,1% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2015); số việc đang tiếp tục giải quyết là 215 việc (giảm 23 việc so với cùng kỳ).
7. Công tác giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài
Xác định việc giải quyết các vụ việc THADS trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài là một trong những giải pháp góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan THADS, góp phần đáng kể giảm số việc chuyển kỳ sau, nâng cao kết quả thi hành án, trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục, các Cục đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc loại này với nhiều biện pháp quyết liệt như: Ban hành Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ (sửa đổi) trong Hệ thống THADS; Quy định tạm thời về tiêu chí xác định việc THADS trọng điểm; Kế hoạch chỉ đạo, giải quyết các vụ việc loại này; phân công đơn vị thường trực tổng hợp, cập nhật tiến độ giải quyết các vụ việc; định kỳ hàng tháng, hàng tuần tổ chức cuộc họp giao ban nghe báo cáo tiến độ giải quyết các vụ việc; tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành với các cơ quan, ban, ngành có liên quan[30] và có nhiều văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc loại này[31]; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan THADS chủ động rà soát, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành địa phương để tập trung giải quyết vụ việc... Đánh giá chung 6 tháng đầu năm, công tác này đã đạt được một số kết quả cụ thể, nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm như: Vụ Trần Kia (Bạc Liêu), vụ Bạch Ngọc Giáp (Hà Nội), vụ Trần Thị Xanh (Quảng Ngãi)…
Tuy nhiên, có thể nói, kết quả giải quyết các vụ việc loại này còn chưa có sự chuyển biến rõ rệt so với yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục. Tính đến hết ngày 31/3/2016, đã giải quyết xong 02/35 vụ việc trọng điểm (vụ 67 Phạm Viết Chánh-TP.Hồ Chí Minh, vụ Nguyễn Thanh Tân-TP.Hồ Chí Minh), hiện còn 33 vụ việc trọng điểm do Tổng cục chỉ đạo giải quyết[32] (Phụ lục IV) và còn 22 vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài[33] đang tập trung chỉ đạo giải quyết, trong đó, có 06 vụ việc thuộc trách nhiệm theo dõi, đôn đốc chỉ đạo của Tổng cục, 16 vụ việc thuộc trách nhiệm của Cục THADS các tỉnh, thành phố (Phụ lục V).
8. Về thực hiện chế định Thừa phát lại
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã tập trung ban hành, tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 về việc thực hiện chế định Thừa phát lại, cụ thể: (1) Báo cáo số 538/BC-CP ngày 19/10/2015 về tổng kết việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội; (2) Tờ trình số 584/TTr-CP ngày 27/10/2015 về dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, quyết định; (3) Nghị quyết số 107/2015/QH13 về việc thực hiện chế định Thừa phát lại; (4) Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội.
Ngày 16/02/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 202/QĐ-BTP về việc giao Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thừa phát lại. Ngày 23/3/2016, Tổng cục đã hoàn thành việc bàn giao công tác quản lý nhà nước về Thừa phát lại sang Cục Bổ trợ tư pháp. Sau lễ bàn giao, Tổng cục tiếp tục nghiêm túc thực hiện Quyết định số 203/QĐ-BTP về việc giao Tổng cục thực hiện nhiệm vụ về Thừa phát lại theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại.
9. Công tác bồi thường Nhà nước và bảo đảm tài chính trong lĩnh vực THADS
- Về bồi thường Nhà nước: Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn Hệ thống đã và đang theo dõi, giải quyết 15 vụ việc (trong đó: Số vụ việc từ năm trước chuyển sang là 12 vụ việc; 06 tháng đầu năm 2016 thụ lý mới là 03 vụ việc). Kết quả: Có 12 vụ việc đã ra quyết định bồi thường với tổng số tiền là 13 tỷ 947 triệu 395 nghìn 822 đồng (01 vụ việc cơ quan THADS đã ra quyết định giải quyết bồi thường, tuy nhiên người có lỗi đã tự nguyện bồi thường[34], 05 vụ việc đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí, 06 vụ việc đã ra quyết định giải quyết bồi thường nhưng người bị hại không đồng ý, khởi kiện hoặc đang khiếu nại) và 03 vụ việc đang xem xét, giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật[35].
- Về bảo đảm tài chính trong lĩnh vực THADS: Toàn Hệ thống đã và đang theo dõi, giải quyết 12 vụ việc bảo đảm tài chính với tổng số tiền phải thi hành án theo quyết định cấp kinh phí bảo đảm tài chính là trên 10 tỷ 750 triệu đồng (trong đó số vụ việc từ trước năm 2014 chuyển sang là 8 vụ việc, năm 2015 là 3 vụ việc, 6 tháng đầu năm 2016 là 01 vụ việc). Kết quả: 08 vụ việc đã được giải quyết xong, 04 vụ việc đang lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí (vụ Lê Thị Mỹ Trang - Cà Mau, vụ Nguyễn Thị Hỵ - Tây Ninh, vụ Phạm Thị Bích Liên - Bình Thuận, vụ 8B Nguyên Hồng - Hà Nội).
10. Công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng
Công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được quan tâm chú trọng với phương châm “đi trước một bước” với nhiều giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác trong Hệ thống các cơ quan THADS; tập trung kiện toàn đối với những địa bàn còn hạn chế, yếu kém hoặc những đơn vị mới thành lập; điều chỉnh chỉ tiêu biên chế được giao năm 2016 cho các cơ quan THADS có lượng án nhiều; tăng cường, biệt phái Chấp hành viên, công chức cho các địa bàn quá tải công việc.
Về biên chế, đến nay, đã thực hiện được 9.616/9.757 biên chế được giao (trong đó, Tổng cục thực hiện được 130/150 biên chế, các cơ quan THADS thực hiện được 9.486/9.607 biên chế), còn thiếu 141 biên chế. Bộ Tư pháp, Tổng cục đang chỉ đạo các cơ quan THADS rà soát, tổng hợp để tổ chức tuyển dụng công chức trong toàn Hệ thống (dự kiến cuối tháng 4/2016).
Về đội ngũ Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Thư ký thi hành án, cả nước hiện có 3.948 Chấp hành viên[36], 598 Thẩm tra viên[37], 1.731 Thư ký thi hành án[38]. Hiện đã trình Lãnh đạo xem xét, ký Quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp và bổ nhiệm Thẩm tra viên chính đối với các trường hợp trúng tuyển Kỳ thi nâng ngạch Chấp hành viên sơ cấp lên Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính năm 2014.
Về kiện toàn đội ngũ Lãnh đạo quản lý, trên cơ sở công tác quy hoạch cán bộ, Tổng cục đã thực hiện quy trình bổ nhiệm 01 Phó Tổng cục trưởng, kiện toàn 04 Vụ trưởng[39], điều động, bổ nhiệm 02 Phó Vụ trưởng. Đến nay, đội ngũ cán bộ Lãnh đạo quản lý của Tổng cục có: Tổng Cục trưởng, 04 Phó Tổng Cục trưởng và 27 Lãnh đạo cấp Vụ (08 Vụ trưởng và tương đương, 19 Phó Vụ trưởng và tương đương). Đồng thời, Tổng cục đã tích cực tham mưu cho Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ Tư pháp phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung việc kiện toàn đội ngũ Lãnh đạo quản lý của các Cục THADS địa phương nên hiện có 59/63 Cục trưởng, 04 đơn vị giao Quyền Cục trưởng (Bình Định, Đắk Nông, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh); 133 Phó Cục trưởng; tại cấp huyện có 677/710 đơn vị đã có Chi cục trưởng, 11 đơn vị có Quyền Chi cục trưởng, 18 đơn vị giao Phó Chi cục trưởng phụ trách và 947 Phó Chi cục trưởng.
Về công tác quy hoạch, thực hiện Kế hoạch số 26-KH/BCS ngày 24/02/2014 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2014 - 2016 và giai đoạn 2016 - 2021, đã tham mưu Bộ trưởng phê duyệt Quy hoạch Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục THADS giai đoạn 2015 - 2016 của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đang hoàn thiện danh sách, trình Lãnh đạo phê duyệt quy hoạch lãnh đạo Cục THADS địa phương (giai đoạn 2016 - 2021) và quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục (giai đoạn 2016 - 2021).
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đã ban hành và triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2016 của Tổng cục THADS[40] đến từng đơn vị của Tổng cục và các Cục THADS; Học viện Tư pháp đã phối hợp với Tổng cục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngạch Thư ký thi hành án, nghiệp vụ thi hành án cho công chức trong Hệ thống các cơ quan THADS.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã tiếp tục siết chặt kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm. Toàn Hệ thống đã xử lý kỷ luật tổng số 46 trường hợp[41] (có 16 trường hợp sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ, 09 trường hợp sai phạm về tài chính, kế toán, 06 trường hợp sai phạm trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, 09 trường hợp sai phạm khác và 06 trường hợp đang xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự). So với 6 tháng cùng kỳ năm 2015, số công chức vi phạm kỷ luật tăng 13 trường hợp, trong đó công chức bị xử lý hình sự tăng 04 trường hợp (Phụ lục số 6).
11. Công tác kế hoạch tài chính, đầu tư cơ sở vật chất
Công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ quan THADS tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định, phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho công tác chuyên môn. Để bảo đảm cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan THADS trong thời gian tới, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Đề án Đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan THADS giai đoạn 2016 - 2020[42] và đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trong toàn Hệ thống[43].
Công tác quản lý điều hành và sử dụng Ngân sách Nhà nước được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, Tổng cục thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các đơn vị trong triển khai công tác giao, điều chỉnh, phân bổ, quản lý sử dụng và quyết toán ngân sách, công tác thu nộp quản lý phí thi hành án, công tác kế toán nghiệp vụ, đặc biệt là các văn bản chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với những tồn tại, sai phạm trong lĩnh vực quản lý ngân sách, thu chi thi hành án. Trong 6 tháng đầu năm 2016 đã hoàn thành việc giao phân bổ dự toán thu chi, mua sắm tài sản năm 2016 cho các đơn vị dự toán trực thuộc, đang tổ chức triển khai công tác thẩm định xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2015, hoàn thành báo cáo kết quả thu nộp quản lý sử dụng phí thi hành án, báo cáo quyết toán kinh phí tạm ứng cưỡng chế và báo cáo tài chính kết quả hoạt động thi hành án toàn ngành.
Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng trụ sở, kho vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2015 - 2016. Năm 2016, tổng số vốn cấp cho các dự án đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương (trong đó có 30 dự án khởi công mới năm 2016) và kho vật chứng là 285 tỷ đồng, trong đó 234 tỷ đồng cấp cho xây dựng trụ sở làm việc và 51 tỷ đồng cấp cho xây dựng kho vật chứng.
Tại địa phương, các cơ quan THADS đã chủ động thực hiện việc quản lý tài chính kế toán, đầu tư xây dựng trụ sở, bố trí trang thiết bị, phương tiện làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ công chức theo phân cấp và quy định của pháp luật. Công tác kế toán nghiệp vụ từng bước được củng cố, chấn chỉnh, hiện đang tiếp tục hoàn thiện Đề án kiện toàn đội ngũ kế toán nghiệp vụ THADS để sớm trình cơ quan có thẩm quyền ký, ban hành.
12. Công tác thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng CNTT
- Công tác thống kê: Đôn đốc, rà soát, đánh giá, tổng hợp xây dựng báo cáo thống kê và phân tích thống kê kết quả THADS định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng năm 2016; đôn đốc địa phương thống kê số liệu bản án, quyết định Tòa án tuyên không rõ, có sai sót 6 tháng đầu năm 2016; cung cấp số liệu cho các đoàn công tác của Bộ và Tổng cục; điện tử hóa các loại mẫu danh sách, biểu mẫu thống kê nhằm hỗ trợ cho công tác tổng hợp số liệu; rà soát danh sách việc chuyển kỳ sau của các cơ quan THADS năm 2015; hướng dẫn các Cục THADS địa phương thống kê các vụ việc THADS phức tạp, trọng điểm vào biểu mẫu điện tử theo Quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS; hướng dẫn báo cáo thống kê trong trường hợp Cục THADS rút lên thi hành...
- Công tác quản lý dữ liệu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin: Hoàn thành Đề án cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành[44] và Kế hoạch triển khai thực hiện đề án cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành[45]; vận hành Trang thông tin điện tử THADS; xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2016; phối hợp Cục Công nghệ thông tin trong việc xây dựng Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS; phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Cục THADS TP.Hồ Chí Minh triển khai xây dựng Đề án phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh.
- Về đăng tải thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, trong số 102.595 việc chưa có điều kiện thi hành, tính đến ngày 31/3/2016 các Cục THADS đã đăng tải thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành của 91.460 việc chưa có điều kiện thi hành, còn 11.135 việc loại này nhưng chưa được đăng tải thông tin của người phải thi hành án (chiếm 10,85%). Như vậy, vẫn còn một số cơ quan THADS chưa thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin của người thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo quy định của pháp luật.
13. Công tác văn phòng
Các Cục THADS đã ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục, công tác văn phòng các Chi cục theo hướng dẫn của Tổng cục[46]. Nhờ đó, công tác Văn phòng toàn Hệ thống tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tham mưu, tổng hợp từng bước đi vào nề nếp, đã tham mưu tích cực, hiệu quả cho Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo cơ quan THADS trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành như: Xây dựng và đôn đốc thực hiện Chương trình công tác trọng tâm THADS năm 2016 của Hệ thống;  Kế hoạch công tác năm 2016, Kế hoạch kiểm tra năm 2016, thông báo và kiểm tra việc thực hiện kết luận của Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Cục, đảm bảo việc thực hiện Quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị.
Trong công tác báo chí, toàn Hệ thống đã nghiêm túc thực hiện Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Công văn số 2558/TCTHADS-VP ngày 31/7/2015 của Tổng cục THADS về việc thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại các cơ quan THADS; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí thường xuyên, kịp thời phản ánh những kết quả, đóng góp của Hệ thống đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương thông qua việc giữ vững ổn định an ninh trật tự, bảo vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, đồng thời, góp phần giải thích, thông tin làm rõ những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, phản ánh.
Công tác thi đua khen thưởng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, bước đầu đảm bảo được tính nghiêm túc, kịp thời, qua đó góp phần động viên, khích lệ công chức, người lao động khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao như: Hoàn thành việc xếp hạng đối với 63 Cục THADS, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen cho 71 Tập thể và 195 cá nhân các cơ quan THADS đã có thành tích xuất sắc trong năm công tác 2014  - 2015; tổ chức phát động và đăng ký thi đua năm 2016 đối với các cơ quan THADS; đề nghị xét khen thưởng cho 86 Tập thể và 94 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...
Công tác đối ngoại được thực hiện theo đúng Quy chế đối ngoại của Bộ Tư pháp. Trong công tác hợp tác quốc tế, nhiều hội thảo, tọa đàm đã được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế (dự án JICA, JPP...), qua đó, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức, đồng thời, tăng cường thông tin, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, góp phần hoàn thiện những chính sách pháp luật trong lĩnh vực THADS[47].  Công tác văn thư lưu trữ tiếp tục đi vào nề nếp, các quy trình văn thư, lưu trữ, sử dụng văn bản điện tử của Tổng cục[48] được quán triệt và từng bước thực hiện tại các cơ quan THADS. Công tác tài chính kế toán, hành chính quản trị tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả.
14. Triển khai các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946 - 19/7/2016)
Đây là đợt sinh hoạt rộng lớn với nhiều ý nghĩa thiết thực trong toàn Hệ thống nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống THADS, khích lệ tự hào nghề nghiệp, tạo không khí thi đua góp phần hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS được giao. Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS của Bộ trưởng Bộ Tư pháp[49], Tổng cục đã tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định số 2154/QĐ-BTP ngày 09/12/2015 thành lập Ban chỉ đạo tổ chức các hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS và các Tiểu ban (nội dung, tuyên truyền và hậu cần, khánh tiết), đồng thời, yêu cầu các Tiểu ban xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao, thành lập các Tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thường xuyên báo cáo tiến độ triển khai công việc.
Bộ Tư pháp, Tổng cục đã có văn bản[50] đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành có liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan THADS tập trung thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, hành chính được giao; chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan THADS tăng cường thời lượng bài giới thiệu, tuyên truyền về truyền thống, gương người tốt, việc tốt, những thành tích và đóng góp tích cực của hoạt động THADS vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, ngân sách để các cơ quan THADS tổ chức hiệu quả hơn các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS tại địa phương.
 Đến nay, nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực đã và đang được tích cực triển khai trong toàn Hệ thống như: Mở chuyên mục 70 năm Ngày truyền thống trên Trang thông tin điện tử về THADS, ban hành Đề cương tuyên truyền[51] và thường xuyên đăng tải các tin, bài viết liên quan; ban hành Công văn hướng dẫn địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, viết và đưa tin bài về gương người tốt, việc tốt, điển hành tiên tiến... Chỉ đạo, tổ chức xây dựng cuốn sách “THADS -70 năm xây dựng và trưởng thành”, Số chuyên đề Tạp chí dân chủ và pháp luật về truyền thống THADS, Phim tài liệu về THADS, Biểu trưng (logo) THADS, phát động sáng tác và lựa chọn ca khúc về các cơ quan THADS và Ngày truyền thống THADS, xây dựng Chương trình, kịch bản Lễ Báo công và dâng hương, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS. Đặc biệt, ngày 09/4/2016, toàn Hệ thống đã tổ chức cuộc thi Chấp hành viên, Thừa phát lại giỏi (vòng 1) nhằm tôn vinh những giá trị nghề nghiệp của công tác THADS.
Tại Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016, toàn Hệ thống đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “Thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946-19/7/2016)”. Đến nay, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xét tặng Huân chương lao động hạng Nhất cho Hệ thống THADS, Huân chương lao động và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số Tập thể và cá nhân trong Hệ thống THADS và các Văn phòng Thừa phát lại, đồng thời, hướng dẫn các địa phương tổng kết phong trào thi đua.
Tại địa phương, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục, các cơ quan THADS đã ban hành Kế hoạch, thành lập Ban tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS tại địa phương, tích cực triển khai các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS. Đến nay, các Cục THADS đã tổ chức xong Cuộc thi Chấp hành viên, Thừa phát lại giỏi; nhiều nơi đã tổ chức Hội thao, Hội diễn văn nghệ, xây dựng phòng Truyền thống, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, tạo không khí vui tươi, phấn khởi thi đua trong toàn thể công chức và người lao động.
15. Một số mặt công tác khác
15.1. Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS và công tác phối hợp tại các địa phương
Sau Đại hội Đảng các cấp với việc kiện toàn, thay đổi Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo THADS cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã được kiện toàn bao gồm: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Trưởng ban là Thủ trưởng cơ quan THADS và thành viên là lãnh đạo các đơn vị có liên quan như tư pháp, tài chính, tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, thực hiện Công văn số 156-CV/BCS ngày 25/12/2015 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và tham mưu cho Tỉnh/Thành ủy, UBND cùng cấp ban hành Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo việc tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác THADS tại địa phương; nhiều Cục đã chủ động có văn bản chỉ đạo các Chi cục trực thuộc tham mưu cho Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy ban hành Chỉ thị hoặc văn bản tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác THADS, qua đó thể hiện sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò phối hợp của các cấp, các ngành, góp phần huy động sức mạnh của toàn bộ Hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác THADS tại địa phương.
15.2. Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và công tác phòng chống tham nhũng
Nhìn chung, việc thực hiện Quy chế dân chủ đã được Tổng cục và các cơ quan THADS quan tâm, chú trọng tổ chức quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước như: Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp năm 2016[52]. Kết thúc năm 2015, cơ quan Tổng cục và 63 Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định.
Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được quan tâm triển khai, thực hiện. Bộ Tư pháp đã thường xuyên chỉ đạo Tổng cục và các cơ quan THADS kịp thời quán triệt các văn bản, quy định về phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, công chức. Toàn Hệ thống THADS tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong THADS; Chỉ thị số 02/CT-BT ngày 25/3/2013 về việc cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm việc) và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Tư pháp; nhất là tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm tất cả các cán bộ có hành vi tiêu cực, tham nhũng...
16. Một số khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
16.1. Tồn tại, hạn chế
- Về kết quả thi hành án: (i) Mặc dù kết quả THADS tăng cả về giá trị tuyệt đối[53] và về tỷ lệ[54] so với cùng kỳ song trong điều kiện số việc thụ lý mới tăng không đáng kể (6.769 việc = 2,39%) và số tiền thụ lý mới lại giảm rất mạnh[55], gần 30%, kết quả trên đã phần nào phản ánh hiệu quả công tác THADS còn hạn chế, chưa có sự đột phá; (ii) Một số địa phương có kết quả thi hành án xong đạt rất thấp, nhất là về tiền, theo thống kê có tới 07 địa phương[56] có tỷ lệ thi hành án xong về tiền dưới 5%; (iii) Số việc và tiền có điều kiện thi hành đều giảm so với cùng kỳ cả về giá trị tuyệt đối[57] và về tỷ lệ[58]; một số địa phương có kết quả phân loại rất thấp[59]; (iv) Số việc và tiền có điều kiện chưa thi hành xong chuyển sang kỳ sau vẫn còn rất lớn[60] và tăng so với số có điều kiện chuyển kỳ sau của năm 2015[61].
- Về chuyên môn, nghiệp vụ: (i) Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chưa thực sự phát huy hiệu quả như yêu cầu; có việc còn chậm, chất lượng hạn chế; việc hướng dẫn nghiệp vụ chủ yếu mới chỉ dựa trên hồ sơ do cơ quan THADS cung cấp, các đơn vị nghiệp vụ của Cục, của Tổng cục chưa trực tiếp xác minh, trao đổi hướng giải quyết đối với vụ việc có nhiều khó khăn, phức tạp nhằm hướng dẫn chỉ đạo giải quyết vụ việc được sát thực, hiệu quả; (ii) Việc áp dụng trình tự, thủ tục về THADS vẫn còn nhiều sai sót, vi phạm, nhiều trường hợp đương sự có đơn thư khiếu nại, tố cáo dẫn tới việc thi hành án bị kéo dài hoặc phát sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước; (iii) Kết quả thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng đạt hiệu quả còn rất thấp (chỉ đạt 7,54% về việc và 13,44% về tiền); (iv) Công tác chỉ đạo giải quyết các vụ việc THADS trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phức tạp, kéo dài còn chưa thực sự đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu (hiện vẫn còn 33 vụ việc trọng điểm, 22 vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài); các cơ quan THADS chưa chủ động trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch, chưa có các giải pháp hiệu quả, đột phá nhằm giải quyết các vụ việc loại này.
- Công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong thời gian qua tuy đã có tiến bộ bước đầu nhưng triển khai còn chậm, chưa thực sự phát huy được vai trò là công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong nội bộ các cơ quan THADS.
 - Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tuy đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, song, chất lượng còn hạn chế, nhất là ở cấp Chi cục, cấp Cục; thái độ, ý thức trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp của công chức trực tiếp tiếp công dân có lúc có nơi còn thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí là chưa đúng mực dẫn đến nhiều trường hợp gây bức xúc đối với người dân khiến vụ việc kéo dài, gây dư luận không tốt; một số vụ việc chưa bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Tổng cục hoặc chậm tiến độ.
- Công tác bồi thường Nhà nước và bảo đảm tài chính trong lĩnh vực THADS: Số việc thi hành án sai phạm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngày càng nhiều, với số tiền lớn do quá trình tổ chức thi hành án không tuân thủ chặt chẽ, đúng các quy định pháp luật; công tác phối hợp giải quyết bồi thường Nhà nước hiệu quả còn chưa cao, một số vụ việc chậm, gây bức xúc cho người được bồi thường; việc thi hành trách nhiệm bồi hoàn cho ngân sách Nhà nước của công chức để xảy ra sai phạm còn chưa nghiêm, hiệu quả còn thấp.
- Công tác xây dựng đề án, văn bản về THADS, chủ yếu ở Tổng cục chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, chậm tiến độ, nhất là các văn bản hướng dẫn Luật; công tác phối hợp, năng lực, kỹ năng xây dựng văn bản của công chức còn nhiều hạn chế.
- Công tác tổ chức cán bộ tuy đã có nhiều cố gắng song chưa đáp được yêu cầu “đi trước một bước” như yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục, nhiều công việc còn chậm, chất lượng hạn chế, nhất là trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục xử lý các vấn đề lớn, căn cơ. Số lượng công chức bị xử lý kỷ luật trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ (tăng 13 trường hợp), trong đó số lượng công chức bị xử lý hình sự tăng 04 trường hợp.
- Công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của toàn Hệ thống, kể cả Tổng cục, Cục và các Chi cục còn chưa thường xuyên và chưa đáp ứng được yêu cầu “điện tử hóa” góp phần cải cách thủ tục hành chính. Số liệu báo cáo thống kê của một số địa phương vẫn còn thiếu chính xác, phải chỉnh sửa nhiều lần...
16.2. Khó khăn, vướng mắc
Trong 6 tháng đầu năm 2016, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, công tác THADS của toàn Hệ thống còn một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ về THADS, hành chính, cụ thể:
 - Công tác giải quyết các vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều vụ việc kéo dài đã nhiều năm trong khi đó điều kiện kinh tế, xã hội và các quy định của pháp luật đã có nhiều thay đổi so với khi thụ lý giải quyết vụ việc, đồng thời cần phải có sự phối hợp, chỉ đạo của nhiều cấp, nhiều ngành nên thường rất khó khăn, mất nhiều thời gian.
- Việc xử lý tài sản trong các vụ án lớn đạt hiệu quả thấp do giá trị phải thi hành lớn, trong khi tài sản phát hiện để xử lý có giá trị rất thấp; việc xác minh, kê biên, bán đấu giá tài sản gặp nhiều khó khăn, như tài sản phân tán ở nhiều địa phương khác nhau, tình trạng pháp lý không rõ, có bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, khiến cho việc thi hành gặp rất nhiều khó khăn, sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý tài sản nhiều trường hợp còn chưa tích cực, hiệu quả còn thấp.
 - Quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên gặp nhiều vướng mắc trong việc giao tài sản bán đấu giá thành cho người trúng đấu giá khi đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá, khó khăn trong việc thi hành các vụ việc bên được thi hành án (chủ yếu là các tổ chức tín dụng) đã “bán nợ” cho Công ty quản lý nợ xấu (VAMC); trường hợp không hoàn trả được tiền, tài sản cho người được thi hành án, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa có cơ chế giải quyết, xử lý tiền, tài sản của đương sự là phạm nhân trong các trại giam...
- Về công tác phối hợp, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác THADS, hành chính chưa thực sự quan tâm, phối hợp tích cực với cơ quan THADS trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ nói riêng, công tác THADS nói chung.
- Biên chế của cơ quan THADS còn thiếu so với khối lượng công việc, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế trong khi khối lượng việc và tiền phải thi hành án lớn, gây áp lực không nhỏ cho hoạt động THADS.
16.3. Nguyên nhân
Về chủ quan:
- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Tổng cục tuy đã có nhiều chuyển biến, song vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của thực tiễn quản lý ngành trong tình hình mới; trong nhiều trường hợp, việc nắm bắt tình hình của các địa phương còn thụ động, chưa sâu sát, kịp thời (ví dụ: Trong công tác tổ chức cán bộ, xử lý kỷ luật của công chức ở địa phương, xử lý thông tin báo chí…). Lãnh đạo một số đơn vị, địa phương còn thiếu sâu sát trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là tại các Chi cục, việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục, của Cục có lúc, có nơi còn chậm, chưa nghiêm túc, có nơi có dấu hiệu buông lỏng quản lý, dẫn đến sai phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí có vi phạm bị xử lý trách nhiệm hình sự.
- Đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt hạn chế; năng lực, kỹ năng làm việc, ý thức trách nhiệm, sự chủ động, tích cực trong công việc của một bộ phận công chức còn chưa đáp ứng yêu cầu; tính gương mẫu đi đầu của đội ngũ lãnh đạo quản lý kể cả ở Tổng cục còn chưa cao, chưa xứng tầm, có trường hợp chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng đội ngũ Chấp hành viên, Thư ký thi hành án không đồng đều. Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương công tác dù đã được chấn chỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực song một số nơi còn thực hiện chưa nghiêm, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của đơn vị.
 - Công tác kiểm tra mặc dù đã được quan tâm thực hiện xong triển khai vẫn còn chậm. Bên cạnh đó, công tác tự kiểm tra, nắm bắt thông tin và xử lý ngay trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả; chưa hình thành và thường xuyên thực hiện cơ chế hậu kiểm, đánh giá việc thực hiện Kết luận kiểm tra, công tác kiểm tra chưa phát huy được vai trò là công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong nội bộ Hệ thống THADS.
- Công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan (Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an...), phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác THADS có lúc có nơi còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao mặc dù đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn, quy chế phối hợp liên ngành. Một số nơi chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Cấp ủy; hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác chưa thực sự hiệu quả, chưa đóng góp nhiều cho hoạt động chung của cơ quan, đơn vị, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác...
Về khách quan:
- Nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc trở lại; nhiều tài sản, nhất là bất động sản đã kê biên, thẩm định giá nhưng rất khó bán, nhiều vụ việc phải định giá lại nhiều lần vẫn không có người mua (theo thống kê trong 6 tháng đầu năm có tới 8.355 việc đã kê biên tài sản, định giá lại và bán đấu giá từ 3 lần trở lên nhưng vẫn chưa xử lý được).
- Vẫn còn lượng án tương đối lớn về giá trị thuộc diện chưa có điều kiện thi hành, tồn đọng trong nhiều năm không thi hành được, phải tiến hành đôn đốc, xác minh theo định kỳ, mất nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt, việc thi hành các vụ việc liên quan đến tham nhũng, thu hồi tài sản cho Nhà nước có giá trị phải thi hành lớn đạt kết quả thấp do tài sản của đương sự có giá trị rất nhỏ, không đủ bảo đảm thi hành án, khiến cho việc hoàn thành chỉ tiêu thi hành án, nhất là về tiền gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, trong số 66 việc thi hành án liên quan đến thu hồi tài sản cho nhà nước trong các vụ án lớn, tương ứng với số tiền trên 16.602 tỷ đồng, đến hết tháng 02/2016, các cơ quan THADS mới thi hành được 25 việc, số tiền thi hành mới chỉ đạt là trên 1.143 tỷ 570 triệu đồng.
- Về thể chế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật này vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa được ban hành đầy đủ. Bên cạnh đó một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác THADS, hành chính mới được Quốc hội thông qua[62] chưa phát huy sâu rộng hiệu quả trong thực tiễn nên chưa tháo gỡ được những khó khăn của công tác THADS, hành chính; các dự án Luật khác liên quan trực tiếp đến công tác THADS chưa được ban hành như Luật đấu giá tài sản. Cơ chế quản lý tài sản công khai, minh bạch trong toàn xã hội còn chưa được luật hóa, gây khó khăn cho quá trình xác minh và tổ chức thi hành án.
- Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài xảy ra đã lâu, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ, xác minh; có vụ việc đã giải quyết qua nhiều cấp, nhiều lần, đúng pháp luật, nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu nại, gây dư luận không tốt trong xã hội.
- Vẫn còn nhiều bản án, quyết định tuyên không rõ, có sai sót, gây khó khăn và làm chậm tiến độ tổ chức thi hành án. Trong quá trình thi hành bản án, quyết định, cơ quan THADS phát hiện nhiều bản án, quyết định có sai sót hoặc tuyên không rõ đã có văn bản yêu cầu đính chính, giải thích nhưng chưa nhận được trả lời, hoặc nhận được trả lời chậm của Tòa án; bên cạnh đó có nhiều bản án cơ quan THADS đã có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng số kháng nghị theo yêu cầu chiếm tỷ lệ thấp, khiến cho việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn[63].
- Ý thức chấp hành bản án, quyết định của người phải thi hành án chưa cao, phần lớn người phải thi hành án thường tìm cách trì hoãn, kéo dài việc thi hành án, thậm chí có những trường hợp chống đối quyết liệt việc thi hành án, nhưng việc áp dụng chế tài hành chính, hình sự đối với những trường hợp này chưa đủ mạnh.
- Cơ sở vật chất của các cơ quan THADS tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn khó khăn, nhất là tình trạng thiếu kho vật chứng, trụ sở làm việc. Chế độ đãi ngộ đối với công chức THADS tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự là động lực thu hút cán bộ có năng lực vào làm việc nên một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật sự an tâm công tác.
Đánh giá chung: Xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ công tác THADS năm 2016 trong điều kiện cả Hệ thống chính trị bắt đầu thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Hệ thống THADS triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13, ngay từ đầu năm 2016, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Hệ thống triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, hành chính và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Trong bối cảnh số việc thụ lý mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ, điều kiện kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, song các cơ quan THADS đã giải quyết xong số việc, tiền nhiều hơn[64] và đạt tỷ lệ cao hơn[65] cùng kỳ năm 2015. Bộ máy, tổ chức của Hệ thống THADS tiếp tục được quan tâm củng cố, đến nay đã cơ bản kiện toàn xong đội ngũ lãnh đạo đối với một số Cục yếu kém. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện bài bản và đạt hiệu quả cao hơn (riêng tại Tổng cục đạt tỷ lệ 88,37%, vượt chỉ tiêu Bộ giao là 1,37%). Công tác xây dựng thể chế được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có nhiều tiến bộ. Năng lực, kỹ năng quản lý chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo quản lý, từ Tổng cục đến các cơ quan THADS có tiến bộ; kỷ cương, kỷ luật được siết chặt và tăng cường hơn từ Tổng cục đến Cục và Chi Cục. Các mặt công tác khác cũng được chỉ đạo và triển khai thực hiện tương đối đồng bộ.       
 Mặc dù vậy, công tác THADS trong 6 tháng qua còn một số hạn chế, tồn tại như: Vẫn còn một số địa phương có kết quả thi hành án xong đạt thấp, nhất là về tiền, chưa đáp ứng yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục; số việc và tiền có điều kiện thi hành đều giảm so với cùng kỳ[66]; lượng án có điều kiện chuyển kỳ sau còn nhiều và tăng so với cùng kỳ[67]; số lượng cán bộ bị xử lý kỷ luật vẫn còn tương đối nhiều và có xu hướng tăng (46 trường hợp); năng lực, phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành ở nhiều đơn vị, nhất là các Chi cục còn chậm được đổi mới, thậm chí yếu kém, chưa sâu sát, kiên quyết; năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn hạn chế; công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, nhất là chỉ đạo đối với những vụ án lớn còn chưa đáp ứng được yêu cầu; kết quả giải quyết các vụ việc THADS trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài hiệu quả còn thấp, chuyển biến rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo có lúc có nơi chưa được quan tâm đúng mức, công chức tiếp công dân đâu đó còn có thái độ chưa đúng mực dẫn đến người dân bức xúc khiếu nại vượt cấp, khiếu nại kéo dài; số vụ việc sai phạm phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước với số tiền lớn còn nhiều và có xu hướng ngày càng tăng... Do vậy, trong thời gian tới, Tổng cục và các cơ quan THADS cần phải cố gắng, nỗ lực rất lớn và quyết liệt hơn nữa thì mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2016.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016
1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2016
Trong 6 tháng cuối năm 2016, đất nước ta có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, cả Hệ thống chính trị tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân; tình hình kinh tế - xã hội dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, toàn Hệ thống THADS cần tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình công tác trọng tâm của Ngành Tư pháp, của Hệ thống, Kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương về công tác THADS, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016, triển khai đồng bộ các mặt công tác, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS: Phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ THADS xong trên 70% về việc và trên 30% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành; nâng cao hiệu quả thi hành các khoản thu cho ngân sách Nhà nước; giảm ít nhất từ 5% đến 7% số việc và 2% đến 4% số tiền có điều kiện thi hành chuyển sang năm 2017 so với số chuyển kỳ sau của năm 2015 chuyển sang năm 2016 theo chỉ tiêu được giao; tập trung chỉ đạo thi hành, phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng.
- Tập trung cao độ chỉ đạo giải quyết các vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng, vụ việc có giá trị phải thi hành lớn, qua đó nâng cao hiệu quả thi hành án, nhất là kết quả thi hành về tiền. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định vụ việc trọng điểm, vụ việc phức tạp kéo dài, đảm bảo phản ánh đúng bản chất của từng loại việc, có biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả.
 - Về xây dựng văn bản, đề án: Khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời và tổ chức triển khai thi hành có hiệu quả các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản, đề án khác như: Đề án kiện toàn đội ngũ kế toán nghiệp vụ THADS, Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ thống kê trong THADS... và các văn bản, đề án khác theo Kế hoạch; chú trọng kết hợp quán triệt, tập huấn các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cùng với các nội dung liên quan đến công tác THADS, hành chính trong các văn bản pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua (Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính). 
- Về công tác tổ chức cán bộ: Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác THADS, đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hệ thống; tiếp tục thực hiện biệt phái Chấp hành viên, luân chuyển cán bộ công chức; tập trung làm tốt công tác thi nâng ngạch công chức, tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm; tiếp tục duy trì, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong toàn Hệ thống; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, công chức trong ngành vi phạm pháp luật.
- Về hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo, phức tạp, kéo dài. Tiếp tục duy trì kết quả đạt và vượt chỉ tiêu được giao hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ (87%), chú trọng nâng cao chất lượng của công tác này, phấn đấu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tại các cơ quan THADS; khắc phục những vi phạm thiếu sót về chuyên môn, nghiệp vụ, những sai sót không đáng có. Chủ động xử lý kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế xảy ra các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp làm phức tạp tình hình.
- Về công tác kiểm tra, sớm triển khai thực hiện kiểm tra và kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch của Tổng cục và của các Cục THADS[68]; tăng cường kiểm tra đột xuất, đồng thời, chú trọng công tác tự kiểm tra trong mỗi cơ quan, đơn vị nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, thiếu sót trên các mặt công tác; thực hiện tốt cơ chế hậu kiểm, đảm bảo thi hành nghiêm Kết luận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản: Tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, kho vật chứng và đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan THADS, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc, kho vật chứng của các Chi cục chưa có trụ sở và kho vật chứng, giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện làm việc tốt nhất để cán bộ, Chấp hành viên hoàn thành nhiệm vụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và kiên quyết xử lý các sai phạm. Thực hiện nghiêm chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án, tiến dần tới hàng năm duyệt Báo cáo quyết toán nghiệp vụ thi hành án; tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách, phục vụ nhiệm vụ chính trị và cải thiện đời sống cán bộ, công chức.
- Tích cực đẩy mạnh triển khai các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về THADS, hành chính trong năm, đảm bảo đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, phát huy lòng tự hào về Ngành, kịp thời động viên, cổ vũ công chức, người lao động trong toàn Hệ thống, khắc phục những khó khăn, hạn chế, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Ngành trong năm 2016 và những năm tiếp theo.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác chuyên môn nghiệp vụ: Nghiên cứu, ban hành Quy chế làm việc mẫu tại các cơ quan THADS để đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành dọc tập trung, thống nhất; triển khai thí điểm cơ chế “một cửa” tại các cơ quan THADS; nghiên cứu chuẩn bị các điều kiện tiến tới cung cấp dịch vụ công mức độ 2; tiếp tục triển khai thường xuyên, sâu rộng việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; khẩn trương đưa vào vận hành phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành và thống kê thi hành án.
- Tiếp tục phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan THADS tích cực phối hợp, hỗ trợ các Văn phòng Thừa phát lại trong các nội dung liên quan đến THADS, góp phần giảm tải công việc, nâng cao hiệu quả công tác này. 
- Các công tác khác: Chú trọng, nâng cao chất lượng công tác thi hành án hành chính và bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực THADS, công tác tham mưu, tổng hợp, báo cáo, thống kê, công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo Chương trình, Kế hoạch công tác năm 2016 của Bộ, Ngành và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
2. Giải pháp chủ yếu
2.1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý, điều hành của Thủ trưởng các đơn vị, từ Tổng cục đến Cục, Chi cục phải sâu sát, kiên quyết hơn. Kiểm soát chặt chẽ, khoa học công việc, quản lý các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ theo đúng quy chế, quy trình, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; tôn vinh, khen thưởng, động viên kịp thời những gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều đóng góp trong công tác của cơ quan, đơn vị, qua đó cổ vũ, động viên toàn thể công chức, người lao động nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ chung của Ngành.
- Lãnh đạo Tổng cục, nhất là Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp; hướng dẫn, giải đáp các vấn đề khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham mưu giúp Tổng Cục trưởng trong xây dựng thể chế, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công tác kiểm tra; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan THADS, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm để tham mưu Lãnh đạo Tổng cục có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.
- Cục trưởng Cục THADS các địa phương tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo; nêu cao quyết tâm chính trị; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, nắm sát tình hình hoạt động của từng đơn vị, địa bàn, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; tổ chức phát động và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đợt thi hành án cao điểm, tổ chức thi hành có hiệu quả các vụ việc có điều kiện thi hành. Cục trưởng phải sâu sát hơn, kiên quyết hơn, có biện pháp chỉ đạo cụ thể; kiểm tra, đánh giá kết quả thi hành án theo từng tuần, từng tháng và có biện pháp chỉ đạo kịp thời; phân công Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo các Phòng chuyên môn, Chấp hành viên trực tiếp làm việc, nắm tình hình và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các Chi cục, nhất là đối với các Chi cục có lượng án lớn hoặc còn nhiều khó khăn, yếu kém; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình trì hoãn, kéo dài, không tích cực và những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong THADS; tuyệt đối chấm dứt tình trạng Chấp hành viên chậm xác minh điều kiện thi hành án, đặc biệt là án chủ động, chậm xử lý tài sản...
- Chi Cục trưởng các Chi cục THADS nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, trách nhiệm, kỹ năng quản lý, làm việc; vươn lên xứng tầm người đứng đầu đơn vị, tự kiểm tra và đưa ra các giải pháp khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế; luôn bám sát tiến độ thực hiện chỉ tiêu của đơn vị; trên cơ sở kế hoạch công tác năm cần xây dựng kế hoạch công tác từng tháng, từng tuần cụ thể, nắm chắc tình hình giải quyết của từng vụ việc, từ đó chỉ đạo, hướng dẫn Chấp hành viên xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành đạt hiệu quả; tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo phối hợp thi hành các vụ việc khó khăn, phức tạp ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương; tích cực, chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa bàn giải quyết các vướng mắc trong công tác, nhất là phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc xét miễn giảm thi hành án, trong công tác cưỡng chế và tổ chức thi hành án.
2.2. Công tác tổ chức cán bộ
- Tập trung tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong toàn Hệ thống, từ Tổng cục đến Cục, Chi cục, nhất là đội ngũ Cục trưởng, Chi cục trưởng và Chấp hành viên, Kế toán, Thẩm tra viên; góp phần xây dựng Hệ thống ngày càng trong sạch vững mạnh.
- Tham mưu cho Ban Thường vụ, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác THADS theo tinh thần Công văn số 156-CV/BCS ngày 25/12/2014 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ, Lãnh đạo của Tổng cục và các cơ quan THADS, kiên quyết thay thế cán bộ quản lý có năng lực yếu kém, trách nhiệm còn hạn chế, rà soát và hoàn chỉnh Quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý giai đoạn 2016-2021; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, biệt phái công chức, trong đó có việc điều động Chấp hành viên, công chức tăng cường cho những địa bàn có lượng án lớn, còn thiếu nhiều Chấp hành viên.
- Tăng cường các lớp tập huấn cho đội ngũ Chấp hành viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương công tác, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức nói chung, chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên nói riêng.
- Có biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng quy định đối với những cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương, phẩm chất đạo đức, vi phạm việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án, nhất là tình trạng chạy theo thành tích, thiếu khách quan, trung thực trong việc xác minh, phân loại án, trong thống kê, báo cáo về thi hành án; xử lý nghiêm vi phạm trong thu nộp, thanh toán tiền thi hành án; rà soát, nắm bắt và kiên quyết xử lý những đơn vị có số lượng án hoãn, kết quả thi hành án về việc, về tiền tăng đột đột biến trong những tháng cuối năm, nhưng không phản ánh đúng tình hình, kết quả của đơn vị.
2.3. Công tác chuyên môn, nghiệp vụ
Bám sát chỉ tiêu được giao; có kế hoạch tổ chức thi hành án cụ thể, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc theo từng địa phương trong những tháng tiếp theo; chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thi hành án trong các đợt thi hành án cao điểm, trong đó chú trọng một số việc sau đây:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp mà các địa phương, đơn vị đã đề ra; các giải pháp đột phá để thực hiện chỉ tiêu như: (1) Tích cực xác minh đối với những việc cơ quan THADS đã ra quyết định thi hành án để phân loại và có biện pháp xử lý phù hợp; (2) Tập trung cao độ trong rà soát và tổ chức thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có điều kiện thi hành, trong đó chú trọng những việc thi hành án có giá trị lớn, có liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng có tài sản bảo đảm; (3) Tăng cường chỉ đạo rà soát, phân loại và phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước đủ điều kiện; (4) Chủ động rà soát, phân loại, phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân, cơ quan Tài chính và các cơ quan hữu quan xử lý dứt điểm đối với việc THADS liên quan đến việc xử lý tài sản theo quyết định của bản án, quyết định của Tòa án; chủ động trong việc đánh giá và đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo giải quyết những việc THADS không có sự thống nhất ý kiến giữa các cơ quan hữu quan; phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc xử lý những bản án, quyết định tuyên không rõ, có sai sót; (5) Phối hợp với cơ quan THADS hình sự trong việc thực hiện công tác đặc xá, trong việc xử lý tiền tồn tại các Trại giam, Trại tạm giam.
2.4. Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra công tác THADS năm 2016 (Kế hoạch số 624/KH-TCTHADS ngày 04/03/2016). Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kiểm tra đúng Quy trình; tăng cường tự kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai sót, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, xử lý ngay trong quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên, cơ quan THADS.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Luật Tiếp công dân của Bộ Tư pháp (Quyết định số 1696/QĐ-BTP ngày 18/7/2014); chấn chỉnh thực hiện tốt công tác tiếp công dân ngay từ các Chi cục, Cục đến Tổng cục, chuẩn bị tốt nội dung, tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện việc tiếp công dân đạt hiệu quả cao, giải thích, hướng dẫn giúp người dân hiểu rõ và bảo vệ quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật.
- Tập trung giải quyết xong 100% đơn, thư khiếu nại, tố cáo của năm 2015 chuyển sang; chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các vụ việc mới phát sinh, hạn chế tối đa việc khiếu nại vượt cấp. Chủ động phối hợp và chỉ đạo các cơ quan THADS bám sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, UBND, các ban, ngành của địa phương giải quyết có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài nhiều năm (vụ bà Tý, bà Tự - Hải phòng, vụ Công ty TNHH Phương Trang - Đà Lạt, Lâm Đồng...).
2.5. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế
- Các đơn vị thuộc Tổng cục cần bám sát tiến độ xây dựng các văn bản đề án, có chỉ đạo sát sao và chủ động, tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác này; tiếp tục rèn luện, nâng cao năng lực, kỹ năng xây dựng văn bản của công chức, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản, đề án theo Kế hoạch từ đầu năm và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, nhất là trong việc xây dựng các Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS. Quá trình xây dựng văn bản, đề án cần tiếp thu những kiến nghị, phản ánh của địa phương về những bất cập, vướng mắc, trước mắt kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tổ chức thi hành án được thông suốt.
 - Các Cục THADS địa phương chỉ đạo các Chi cục trực thuộc và từng Chấp hành viên trong quá trình áp dụng Luật tích cực, chủ động rà soát, đánh giá các văn bản pháp luật hiện hành về THADS, tập hợp để đưa ra các kiến nghị phản ánh các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đối với các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2.6. Công tác phối hợp trong THADS
- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện thể chế THADS, xây dựng Quy chế, Quy trình đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ Kế hoạch đề ra; hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan THADS. Chỉ đạo các cơ quan THADS đẩy mạnh triển khai các Quy chế phối hợp liên ngành trong THADS.
- Các cơ quan THADS chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, tranh thủ sự ủng hộ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo THADS trong công tác tổ chức cán bộ, trong việc tổ chức thi hành những vụ án lớn, những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài. Lãnh đạo Cục cần phối hợp, làm việc với UBND, các ban ngành cùng cấp và của cấp huyện nhằm trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các Chi cục hoàn thành được chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường phối hợp với Tòa án, các ngành trong việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính; phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong giải thích, đính chính hoặc xử lý các bản án, quyết định tuyên có sai sót, khó thi hành; trong thực hiện miễn giảm thi hành án...
- Phối hợp chặt chẽ với các trại giam, trại tạm giam trong việc thu, trả tiền, tài sản của người phải thi hành án, xử lý hết số tiền tồn đọng tại các trại giam; triệt để khắc phục triệt để tình trạng trại giam đã thu tiền nhưng cơ quan THADS không phối hợp để xử lý. 
2.7. Về cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo hoạt động THADS
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở, kho vật chứng theo Đề án của Chính phủ, nhất là đối với những công trình đã được Bộ Tư pháp, Tổng cục phê duyệt cho các Cục, Chi cục THADS, nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu, phải đi thuê trụ sở làm việc, kho vật chứng. Các cơ quan THADS cần tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tranh thủ sự ủng hộ của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở, nhất là trong khâu giải phóng mặt bằng; thực hiện kịp thời việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan THADS, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ, công chức, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
- Thực thiện đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ, công chức làm công tác THADS; quan tâm, chú trọng, có chế độ chính sách đãi ngộ kịp thời, tương xứng đối với những cán bộ được luân chuyển, điều động, biệt phái, đặc biệt là đối với những Chấp hành viên, cán bộ được luân chuyển, biệt phái.
2.8. Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Tổng cục và các cơ quan THADS, đảm bảo công tác quản lý, chỉ đạo điều hành được nhanh chóng, thông suốt, hiệu quả, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác tổ chức cán bộ, góp phần cải cách hành chính trong THADS.
2.9. Chỉ đạo Cục THADS các địa phương phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại trong tống đạt, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án. Các cơ quan THADS cần thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ, của Tổng cục trong việc phối hợp, hỗ trợ các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện các hoạt động liên quan đến THADS, góp phần giảm tải công việc cho các cơ quan THADS và thực hiện thành công chủ trương tinh giản biên chế, cải cách tư pháp của Đảng.
2.10. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, trong đó có Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong THADS, Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Bộ Tư pháp đến năm 2016; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương công tác, thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 25/3/2013 của Bộ Tư pháp về việc cán bộ, công chức Ngành Tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm việc; thực hành nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp, chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương IV và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, đặc biệt động viên kịp thời công chức, người lao động có tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp tích cực vào kết quả công tác của đơn vị, địa phương trong nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS (19/7) và các đợt thi hành án cao điểm; tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, nhất là đổi mới cơ chế, thời điểm xét đề nghị khen thưởng phù hợp với đặc thù của công tác THADS; thực hiện tốt việc xếp hạng các cơ quan THADS.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, hành chính trong 6 tháng còn lại của năm 2016, Bộ Tư pháp kiến nghị một số vấn đề sau:
1. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo đối với công tác THADS, chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố liên quan tích cực hơn nữa, cùng với Bộ Tư pháp: (1) Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật THADS sửa đổi, bổ sung; (2) Bố trí nguồn vốn thực hiện các Đề án về xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho các cơ quan THADS theo mục tiêu mà Nghị quyết số 49/NQ-TW đã đề ra; bổ sung kinh phí cho hoạt động THADS, nhất là kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong Hệ thống THADS; (3) Kiện toàn về tổ chức, cán bộ của các cơ quan THADS và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về THADS, hành chính. 
2. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác THADS; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm sát đối với hoạt động THADS, nhất là đối với công tác xác minh, phân loại án, cũng như việc chấp hành án của các đương sự; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan THADS. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao quan tâm trả lời, kịp thời hướng dẫn, giải thích hoặc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các kiến nghị của cơ quan THADS trong các vụ án tuyên có sai sót.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo THADS các cấp tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan THADS hoàn thành nhiệm vụ được giao; trên cơ sở đề nghị của cơ quan THADS, quan tâm bố trí mặt bằng xây dựng trụ sở, kho vật chứng, hỗ trợ kinh phí và các trang thiết bị làm việc theo đúng tiến độ Kế hoạch đã được phê duyệt và bảo đảm được mục tiêu mà Nghị quyết số 49/NQ-TW đã đề ra; phối hợp chỉ đạo các đợt THADS cao điểm, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS tại địa phương; quan tâm hơn nữa đến công tác thi hành án hành chính.
4. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật về THADS và thi hành án hành chính tại địa phương.
Trên đây là kết quả công tác THADS 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2016, Bộ Tư pháp mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan./.
 
[1] Kèm theo Quyết định số 131/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[2] Kèm theo Quyết định số 256/QĐ-TCTHADS của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS.
[3] Các nội dung bao gồm: (1) Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành; (2) Thực hiện tốt các quy chế liên ngành về THADS nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh; (3) Nâng cao chất lượng công tác THADS, hành chính, bảo đảm sự phát triển bền vững, phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu được giao trong Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp, trong đó tập trung giảm lượng án tồn đọng xuống dưới 200.000 vụ việc; tập trung giải quyết các vụ việc THADS liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.
[4] Quyết định số 2167/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Quyết định số 940/QĐ-TCTHADS của Tổng cục trưởng.
[5] Quyết định số 2167/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Quyết định số 940/QĐ-TCTHADS của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS.
[6] Quyết định số 10/QĐ-BTP ngày 06/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[7] Công văn số 515/TCTHADS-VP ngày 23/02/2016 của Tổng cục THADS.
[8] Quyết định số 256/QĐ-TCTHADS ngày 29/02/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS.
[9] Quyết định số 173/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[10] Công văn số 204/TCTHADS-VP ngày 21/01/2016 của Tổng cục THADS.
[11] Riêng số thụ lý của các cơ quan thi hành án trong Quân đội là 489 việc.
[12] Do theo quy định của Thông tư 08/2015/TT-BTP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê THADS, tổng số phải thi hành bằng tổng số thụ lý trừ đi số vụ việc ủy thác thi hành án và số vụ việc Cục THADS rút lên thi hành.
[13] Số thi hành xong về việc gồm: Thi hành xong, Đình chỉ thi hành án.
[14] Riêng số thụ lý của các cơ quan thi hành án trong Quân đội là 58 tỷ 699 triệu 591 nghìn đồng.
[15] Số thi hành xong về tiền bao gồm: Thi hành xong, Đình chỉ thi hành án, Giảm thi hành án.
[16] Trên thực tế, số vụ việc THADS của các vụ án thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng quy định tại Bộ luật hình sự không nhiều mà chủ yếu là các vụ án liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu Nhà nước, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
[17] Quyết định số 257/QĐ-TCTHADS ngày 29/2/2016 kiện toàn lại Tổ công tác xử lý nợ xấu; Kế hoạch công tác số 687/KH-TCTHADS ngày 10/3/2016 của Tổ xử lý nợ xấu; Kế hoạch kiểm tra số 687/KH-TCTHADS ngày 11/3/2016 của Tổ xử lý nợ xấu; Công văn số 545/TCTHADS-NV1 ngày 25/2/2016 yêu cầu Cục THADS báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Lãnh đạo Tổng cục về công tác thi hành liên quan đến tổ chức ngân hàng...
[18] Công văn số 576/TCTHADS-NV1 ngày 26/2/2016 hỗ trợ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đối với việc giải thích điều 111 Luật THADS; Công văn số 3587/TCTHADS-NV1 ngày 30/10/2015; Công văn số 3851/TCTHADS-NV1 ngày 25/11/2015 phối hợp trong THA với SHB và DAB; Công văn số 4280/TCTHADS-NV1 ngày 30/12/2015 phê duyệt phương án mua xử lý nợ xấu; Công văn số 811/TCTHADS-NV1 ngày 21/3/2016 trao đổi  nghiệp vụ về giải quyết nhận tiền cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
[19] Trong đó, số đã xét miễn là 757 việc, tương ứng với số tiền là 2 tỷ 298 triệu 405 nghìn đồng; số đã xét giảm là 155 việc, tương ứng với số tiền là 1 tỷ 740 triệu 876 nghìn đồng.
[20] Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
[21] Quyết định số 332/QĐ-BTP ngày 14/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[22] Ban hành kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTP ngày 18/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[23] Đề án cơ sở dữ liệu THADS của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (Quyết định số 152/QĐ-BTP ngày 01/02/2016); Thông tư hướng dẫn một số nội dung trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THADS (Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016); Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính, biểu mẫu nghiệp vụ trong hoạt động THADS (thay thế Thông tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011; Thông tư số 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011).
[24] Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn phối hợp trong thống kê THADS.
[25] Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS; Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn hoạt động của Ban chỉ đạo THADS; Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức, cán bộ.
[26] Như: Quy chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Tổng cục VIII.
[27] Công văn số 185/TCTHADS-NV1 ngày 19/1/2016 hướng dẫn quản lý sử dụng tiền đặt trước; Công văn số 600/TCTHADS-NV1 ngày 01/3/2016 hướng dẫn việc cung cấp thông tin đối với tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án.
[28] Kế hoạch số 624/KH-TCTHADS ngày 04/3/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS.
[29] Trong đó, Tổng cục tiếp nhận 1.208 đơn khiếu nại, 308 đơn tố cáo; các cơ quan THADS tiếp nhận 2.631 đơn khiếu nại, 210 đơn tố cáo.
[30] Vụ Trần Kia - Bạc Liêu, vụ Nguyễn Thanh Tân - TP.Hồ Chí Minh.
[31] Công văn số 3636/TCTHADS-VP ngày 04/11/2015; Công văn số 2665/TCTHADS-GQKNTC ngày 11/8/2015.
[32] Trong đó: 15 vụ việc do Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ trì, tham mưu; 09 vụ việc do Vụ Nghiệp vụ 1 chủ trì, tham mưu; 05 vụ việc do Vụ Nghiệp vụ 3 chủ trì, tham mưu; 04 vụ việc do Vụ Nghiệp vụ 2 chủ trì, tham mưu.
[33] 22 vụ việc tập trung tại 08 tỉnh, thành phố (Hà Nội 03; Hải Phòng 01; Thái Bình 01; Nghệ An 02; Đà Nẵng 01; thành phố Hồ Chí Minh 02; Cần Thơ 01 và  nhiều nhất là Tây Ninh: 11 việc).
[34] Vụ bà Nguyễn Thị Ngọc – Gia Lai.
[35] Lê Hương Thuần -Tây Ninh; Nguyễn Thị Kim Thu - Tây Ninh; Nguyễn Thị Huệ - Tây Ninh.
[36] Trong đó có 26 CHV cao cấp, 730 CHV trung cấp và 3.192 CHV sơ cấp.
[37] Trong đó có 03 Thẩm tra viên cao cấp, 23 Thẩm tra viên chính và 572 Thẩm tra viên.
[38] Trong đó có 1.430 Thư ký thi hành án và 301 Thư ký trung cấp thi hành án.
[39] Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 3, Giám đốc Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin.
[40] Kèm theo Quyết định số 299/QĐ-TCTHADS ngày 07/3/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS.
[41] Trong đó: Khiển trách 18, Cảnh cáo 13, Cách chức 04, Hạ bậc lương 02, Buộc thôi việc 02, 06 trường hợp đang xem xét xử lý trách nhiệm hình sự.
[42] Quyết định số 77/QĐ - TTg ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
[43] Quyết định 442/QĐ - BTP ngày 18/3/2016 của Bộ Tư pháp.
[44] Quyết định số 152/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[45] Quyết định số 498/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[46] Công văn số 3424/TCTHADS-VP ngày 15/10/2015 của Tổng cục THADS về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác văn phòng tại các Cục, Chi cục THADS.
[47] Như: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng đối với Chánh Văn phòng các Cục THADS tại Tuyên Quang, Tọa đàm “Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành”; Tọa đàm “Thực trạng triển khai thi hành Luật THADS về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh Nam Trung Bộ”.
[48] Như Quyết định số 613/QĐ-TCTHADS ngày 07/8/2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS ban hành các Quy trình nghiệp vụ lưu trữ trong Hệ thống tổ chức THADS.
[49] Kèm theo Quyết định số 1808/QĐ-BTP ngày 12/10/2015.
[50] Công văn số 479/BTP-TCTHADS ngày 24/02/2016 của Bộ Tư pháp.
[51] Kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BTP ngày 08/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[52] Kèm theo Quyết định số 519/QĐ-BTP ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[53] Tăng 10.626 việc và 1.185 tỷ 637 triệu 905 nghìn đồng.
[54] Tăng 9,55% về việc và 1,41% về tiền.
[55]  Giảm 13.574 tỷ 852 triệu 310 nghìn đồng = 29,54%.
[56] Hải Dương (2,23%), Kon Tum (3,34%), Thái Nguyên (4,15%), Thừa Thiên Huế (4,37%), Hải Phòng (4,41%), Bắc Ninh (4,55%), Hà Tĩnh (4,87%).
[57] Giảm 80.521 việc, 1.395 tỷ 806 triệu 777 nghìn đồng.
[58] Giảm 16,63% về việc và 9,36% về tiền.
[59] Về việc như: Hà Nam (57,18%), Thái Nguyên (62,71%), Bắc Kạn (65,7%)..., về tiền như: Điện Biên (61,83%), Lạng Sơn (49,94%), Nam Định (62,45%).
[60] 226.408 việc, tương ứng với số tiền trên 83.374 tỷ đồng.
[61] Tăng 33,25% về việc và 18,08% về tiền.
[62] Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
[63] Trong 6 tháng đầu năm 2016, các cơ quan THADS đã phát hiện có văn bản yêu cầu đính chính, giải thích 441 việc, tương đương với số tiền trên 400 tỷ đồng trong các bản án, quyết định phát hiện có sai sót hoặc tuyên không rõ, nhưng mới chỉ nhận được 76 văn bản trả lời của Tòa án các cấp, còn 335 việc, tương ứng với số tiền gần trên 388 tỷ đồng chưa được trả lời hoặc trả lời chưa rõ. Tổng số việc cơ quan THADS đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong 6 tháng đầu năm là 121 việc, tương ứng với số tiền trên 150 tỷ đồng, số đã kháng nghị theo yêu cầu là 35 việc, số chưa kháng nghị theo yêu cầu là 140 việc, tương ứng với số tiền là trên 140 tỷ đồng.
[64] Tăng 10.626 việc và 1.185 tỷ 637 triệu 905 nghìn đồng.
[65] Tăng 9,55% về việc và 1,41% về tiền.
[66] Giảm 80.521 việc và 1.395 tỷ 806 triệu 777 nghìn đồng.
[67] 226.408 việc, tương ứng với số tiền trên 83.374 tỷ đồng.
[68] Theo Kế hoạch số kiểm tra số 624/KH-TCTHADS ngày 04/03/2016 của Tổng cục, năm 2014 sẽ kiểm tra toàn diện đối với 03 địa phương (Thái Bình, Sóc Trăng, Quảng Ngãi); phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân  tối cao kiểm tra liên ngành 01 địa phương; phối hợp với Tổng cục VIII, Bộ Công an kiểm tra 01 Trại giam và một số Cục THADS có phạm nhân tại Trại giam. 
 Ngày ban hành
26/04/2016
 Ngày có hiệu lực
26/04/2016
 
 Loại văn bản
Báo cáo
 Cơ quan ban hành
Bộ Tư pháp
 Người ký duyệt
Trần Tiến Dũng