NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CỦA KẾ HOẠCH
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ; quản lý, điều hành của thủ trưởng cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của công chức, người lao động đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
- Tiếp tục quán triệt, triển khai tới toàn thể công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành và địa phương đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan và của công chức, người lao động đối với công tác phòng, chống tội phạm trong các quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị. Lấy hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và xếp loại chất lượng đảng viên, công chức, người lao động hằng năm.
- Công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ chuyên môn gắn với công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại cơ quan và phòng, chống tội phạm. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động gia đình và người thân thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, quy định của pháp luật nhà nước có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm.
2. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng ngừa tội phạm gắn với công tác tổ chức thi hành án dân sự
- Cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò của mỗi cá nhân công chức, người lao động trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm. Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị. Kết hợp giữa tuyên truyền thông qua việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị của cơ quan, đơn vị, tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử của Cục và tuyên truyền trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo...
- Thường xuyên thực hiện, nâng cao chất lượng Phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới hiện nay tại cơ quan, đơn vị; kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền với công tác dân vận, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan thực hiện các kế hoạch, chương trình trong công tác phòng, chống tội phạm; tăng cường phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác Thi hành án dân sự để thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Thực hiện có hiệu quả công tác thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Kịp thời giải quyết đúng quy định các kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức có liên quan tới công tác thi hành án dân sự, góp phần phòng ngừa, giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác THADS
- Tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ công chức thi hành án dân sự có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn, cũng như nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ gắn với tuyên truyền và thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tội phạm.
Văn phòng Cục THADS