Sign In

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác minh, phân loại án (01/12/2017)

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra công tác thi hành án dân sự luôn được lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự quan tâm. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2017 đã đặt ra nhiều yêu cầu. Trong đó có việc cần phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đặc biệt là cấp Chi cục, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành. Bên cạnh đó, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Tư pháp đã kiến nghị các cơ quan thi hành án dân sự cần tiếp tục tập trung khắc phục những vi phạm, sai sót, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những sai sót, vi phạm đã kéo dài như vi phạm trong công tác xác minh điều kiện thi hành án, hạn chế các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, nâng cao kỷ luật kỷ cương chấp hành bản án hành chính, tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành bản án.

Một số bất cập từ thực tiễn thi hành khoản hoàn trả tiền tạm ứng án phí (15/11/2017)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 thì hoàn trả tiền tạm ứng án phí là một trong những loại việc chủ động thi hành án mà các cơ quant hành án dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành. Trình tự thủ tục hoàn trả số tiền nhỏ như 100.000 đồng hay 01 tỷ đồng cho đương sự đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục chung do pháp luật quy định.

Sự cần thiết phải nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam (10/11/2017)

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. “Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước” (Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/05/2014 về “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự”).

Những vướng mắc, bất cập quy định Luật Thi hành án dân sự năm 2014 (05/09/2017)

Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (viết tắt Luật THADS năm 2014), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, Luật đã mở rộng, tạo điều kiện cho người được thi hành án không chỉ có quyền yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà còn có quyền được thông báo về thi hành án... Quy định này, cùng với quy định về quyền được ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quyền chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác và các quyền khác đã tạo điều kiện thiết thực cho đương sự có thêm cơ hội lựa chọn phương thức phù hợp để thi hành án, phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, Luật đã bổ sung người được thi hành án có quyền không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện; được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trong một số trường hợp khác. Quy định này được coi là một điểm mới rất tiến bộ, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người được thi hành án, giảm gánh nặng cho người được thi hành án, nhất là đối với những người được thi hành án già cả, neo đơn, ốm đau, nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, ở địa phương khác với người phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người được thi hành án trong việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đã được pháp luật công nhận.
 Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng quy định về những quyền của người được thi hành án cho thấy đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, nhằm thống nhất áp dụng, cụ thể ở những nội dung sau:

Các giải pháp rút ngắn thời gian xác minh và kê biên tài sản thi hành án (01/09/2017)

Các giải pháp cơ bản để rút ngắn thời gian xác minh, lý tài sản thi hành án trước hết cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đặc biệt đối với việc xây dựng thể chế liên quan đến công tác thi hành án dân sự thì vấn đề đầu tiên cần phải thay đổi cơ bản tư duy, cách hiểu về giai đoạn thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự là một hoạt động rất đặc thù, có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, duy trì kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Mọi phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước chỉ là những phán quyết trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế.

Ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thi hành án (21/08/2017)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự được Nhà nước bảo đảm theo quy định tại Điều 24 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và nhiều văn bản khác của Đảng, Nhà nước. Mặc dù công tác thi hành án dân sự đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự để rút ngắn thời gian thi hành án dân sự là hoàn toàn cần thiết và có cơ sở. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án dân sự thì việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành án dân sự theo hướng quy định thực hiện một số thủ tục thi hành án dân sự thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm các điều kiện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự cần được thực hiện.

Những lưu ý trong thực hiện uỷ thác thi hành án dân sự (24/07/2017)

Ủy thác thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự góp phần bảo đảm thi hành kịp thời, đầy đủ nội dung phần quyết định của bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, bảo đảm thực thi quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong thi hành án dân sự, mặt khác giúp cho cơ quan thi hành án dân sự giải quyết việc thi hành án dân sự, giảm thiểu việc thi hành án tồn đọng. Việc ủy thác thi hành án dân sự nhìn chung đã được cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên thực tiễn cho thấy có lúc, có nơi còn lúng túng, thực hiện chưa đúng dẫn đến sai sót, vi phạm về thủ tục ủy thác thi hành án dân sự. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực hiện ủy thác thi hành án dân sự chưa đúng là do nhận thức chưa đầy đủ, chưa chính xác quy định về ủy thác thi hành án dân sự.

Một số quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự khó thực thi trong thực tiễn. (18/07/2017)

Thông qua công tác kiểm sát thi hành án dân sự, chúng tôi thấy có một số nội dung của văn bản pháp luật về Thi hành án dân sự còn chưa được thống nhất với các luật chuyên ngành khác gây không ít khó khăn cho công tác tổ chức và thi hành án của Cơ quan Thi hành án dân sự cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án dân sự, cụ thể như sau:

Tìm hiểu quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 trong lĩnh vực thi hành án dân sự (16/07/2017)

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật[1]” và “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật[2]”. Để bảo đảm thực hiện tốt quyền con người và những quyền cơ bản của công dân theo quy định nêu trên của Hiến pháp và những văn bản pháp luật mới có liên quan, ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật TNBTNN năm 2017), thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật TNBTNN năm 2009).  
[1] Khoản 1 Điều 14. [2] Khoản 5 Điều 31.

Một trường hợp xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba trong thi hành án dân sự (16/07/2017)

“Nợ xấu” là vấn đề rất nóng không chỉ riêng ngành Ngân hàng mà còn rất nóng trên các diễn đàn Quốc hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt những ngày qua. Nợ xấu tạo ra sự bất ổn và tác động xấu đến nền kinh tế và được ví như “cục máu đông”. Do đó, việc xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã được cả hệ thống chính trị quan tâm và vào cuộc trong đó có cả hệ thống các cơ quan thi hành án[1]. Năm 2016 các cơ quan thi hành án đã xử lý tài sản và thu cho các tổ chức tín dụng khoảng 78.652 tỷ  đồng (tăng hơn năm 2015 là khoảng 9.687 tỷ đồng). Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan thi hành án đã cố gắng, nỗ lực nhưng số nợ xấu còn tồn ở các cơ quan thi hành án dân sự là rất lớn hơn 50.000 tỷ đồng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu còn tồn ở các cơ quan thi hành án dân sự như: tài sản bảo đảm không đủ, thị trường bất động sản trầm lắng… nhưng có nguyên nhân là bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng đặc biệt là những bản án, quyết định liên quan đến xử lý tài sản của bên thứ ba bảo lãnh cho người phải thi hành án (bên đi vay).
  [1] Ngày 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Các tin đã đưa ngày: