Sign In

Một số lưu ý trong việc thực hiện thông báo về thi hành án dân sự (03/07/2017)

Thông báo về thi hành án dân sự là một hình thức chuyển tải nội dung thông tin nhất định đến đối tượng được thông tin, nhằm làm cho đối tượng được nhận thông tin biết được thông tin để thực hiện những hành vi nhất định liên quan đến việc thi hành án. Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc thông báo về thi hành án. Thư ký, Chuyên viên và công chức khác được giao giúp việc cho Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện. Đây là thủ tục hay xảy ra sai sót đối với Chấp hành viên, vì vậy cần đặc biệt lưu ý thực hiện đúng quy định, với những nội dung quan trọng sau đây:

Liệu có rủi ro khi nhận chuyển nhượng tài sản người phải thi hành án đang thế chấp cho ngân hàng ? (26/06/2017)

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì trường hợp khi đến hạn thực hiện nghĩa được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý. Một trong các phương thực thức xử lý là bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận để bên bảo đảm tự bán tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế khi bên bảo đảm tự xử lý tài sản các tổ chức tín dụng, ngân hàng (bên nhận bảo đảm) chỉ quan tâm đến việc thu hồi khoản nợ mà thiếu sự hỗ trợ về mặt pháp lý cho người mua tài sản thế chấp dẫn đến rủi ro cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc giải chấp tài sản người phải thi hành án đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng.

Miễn, giảm khoản tiền lãi chậm thi hành án thực hiện thế nào cho đúng? (08/06/2017)

Miễn, giảm thi hành án là một quy định nhằm xem xét, xóa bỏ hoặc giảm bớt một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước đối với người phải thi hành án khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc được xem xét miễn, giảm một mặt là quyền của người phải thi hành án, mặt khác là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trong đó bao gồm cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Tòa án nhân dân.Trong thực tiễn rà soát, xây dựng hồ sơ miễn, giảm thi hành án trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành nhận thấy còn có những cách hiểu không thống nhất, dễ dẫn đến bỏ sót những trường hợp lẽ ra có đủ điều kiện, điều này gây ảnh hưởng đến chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến người phải thi hành án.

Phải sửa được 10 “bệnh” của cán bộ, đảng viên (23/05/2017)

Trong cuộc chỉnh đốn Đảng lần này, toàn dân đang mong Đảng sẽ quét sạch được các bệnh của chủ nghĩa cá nhân mà Bác Hồ đã dạy.

Bàn về việc kê biên, xử lý tài sản chung (09/05/2017)

Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án thì pháp luật đã giao cho Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự được quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án. Trong 06 biện pháp cưỡng chế cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự thì biện pháp “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ” được Chấp hành viên áp dụng nhiều nhất. 

Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thi hành án các vụ việc liên quan đến án tham nhũng, kinh tế (09/05/2017)

Thời gian qua, công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành án các vụ việc liên quan đến án tham nhũng, kinh tế nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nhận thức rõ việc thi hành án để thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, tài sản cho Nhà nước trong các vụ án xâm phạm các quy định trong quản lý kinh tế là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhằm khắc phục hậu quả do tham nhũng, vi phạm pháp luật gây ra, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, có tác động răn đe, phòng ngừa tội phạm, tăng cường kỷ cương phép nước, củng cố lòng tin của nhân dân, góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh chống tham nhũng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đã quan tâm chỉ đạo rất sát sao đối với việc thi hành án các vụ việc loại này, theo đó, đã triển khai nhiều các giải pháp, như: ban hành văn bản chỉ đạo chung hoặc đối với từng vụ việc cụ thể; làm việc trực tiếp với các đơn vị, địa phương; yêu cầu báo cáo tiến độ, kết quả theo định kỳ hàng tháng… qua đó đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc, đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.  

Bàn về việc trích nộp tiền thuế (28/04/2017)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (THADS) thì trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên hanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bản đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tài sản được xử lý để đảm bảo thi hành án còn đặt ra thứ tự thanh toán khoản nghĩa vụ tài chính người phải thi hành án phải thực hiện đối với Nhà nước thì khi xử lý số tiền thu được từ việc bán tài sản, cầm cố sẽ được cơ quan THADS xử lý như thế nào? Vấn đề này được đặt ra từ một vụ việc cụ thể, tác giả đưa ra để đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi, đưa ra quan điểm giải quyết.

Có cần đề nghị cơ quan đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin trước khi kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án? (23/03/2017)

Điều 89 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký”.

Giải quyết việc thi hành án có liên quan đến tài sản thừa kế (09/03/2017)

Trong hoạt động thi hành án dân sự, bên cạnh việc tuân thủ triệt để Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc áp dụng các quy định của pháp luật khác có liên quan luôn là yêu cầu đặt ra đòi hỏi các Chấp hành viên phải hết sức thận trọng.

Phân biệt khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự và một số vấn đề cần lưu ý (07/03/2017)

Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và do những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt, nhất là kể từ khi ban hành Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo luật: Luật khiếu nại và Luật tố cáo riêng biệt vào năm 2011. Trong lĩnh vực THADS, khiếu nại, tố cáo được định từ Điều 140 đến Điều 159 tại Chương VI của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sựvà được chia thành hai Mục (Mục 1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về THADS; Mục 2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về THADS).Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo nói chung, trong THADS nói riêng, đồng thời, giúp cho các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng tình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Các tin đã đưa ngày: