Sign In

Bất cập trong quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự (18/01/2023)

Đấu giá tài sản để thi hành án dân sự là một trong các biện pháp xử lý tài sản đã được Chấp hành viên cơ quan thi hành án tổ chức kê biên (tài sản này có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc của người thứ 3 bảo đảm cho việc thi hành các phán quyết của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền). Hoạt động đấu giá tài sản để thi hành án giữ vai trò nhất định trong việc đánh giá hiệu quả của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Cũng như các tài sản khác, tài sản để thi hành án được đưa ra đấu giá phải thông qua hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được ký kết giữa Chấp hành viên cơ quan THADS với tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự thì chủ sở hữu tài sản được hiểu là Chấp hành viên (người được phân công tổ chức thi hành vụ viêc) thực hiện. Vì vậy, về nguyên tắc, Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động lựa chọn, ký kết và thực hiện hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản. Thực tiễn theo dõi công tác này cho thấy, bán đấu giá tài sản hiện còn rất nhiều vướng mắc, bất cập từ trong chính quy định pháp luật cũng như trong việc áp dụng, vận dụng pháp luật trên thực tiễn, có thể kể đến một số nội dung như sau:

Bàn về vấn đề bảo vệ người mua tài sản đấu giá (01/12/2022)

Từ những bất cập trong vụ việc thi hành án dân sự do không phân chia tài sản chung trước khi cưỡng chế kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất là sở hữu chung của hộ gia đình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự và người mua tài sản đấu giá, tác giả nêu các quan điểm khác nhau và những lưu ý khi giải quyết các vụ việc tương tự.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nhìn từ góc độ công tác thi hành án dân sự (23/11/2022)

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trông thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau gần 09 năm thực thi Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi... Đối với công tác Thi hành án dân sự (THADS), Luật Đất đai cũng đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan THADS trong việc xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan THADS kê biên tài sản là quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án. Mỗi năm, các cơ quan THADS đã kê biên, bán đấu giá hàng nghìn tài sản là quyền sử dụng đất, thu hồi được hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, hai lĩnh vực xử lý quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhiều nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế và các vụ án tín dụng ngân hàng.

Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự cần toàn diện và sát với thực tiễn công tác thi hành án dân sự (08/11/2022)

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022. Qua 14 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho công tác thi hành án hiệu lực, hiệu quả; vị trí, vai trò của các cơ quan Thi hành án dân sự được tăng cường; hiệu quả công tác thi hành án dân sự được nâng cao; trình tự thủ tục thi hành án dân sự được quy định đầy đủ, cụ thể hơn, dễ thực hiện hơn, mối quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, nhận thức và chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của các cá nhân, tổ chức được nâng lên. Bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân theo quy định pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc áp dụng các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến thi hành án hành chính và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện (08/11/2022)

Sau hơn sáu năm triển khai thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã góp phần bảo đảm thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; tạo hành lang pháp lý quan trọng đưa các mặt công tác thi hành án hành chính từng bước đi vào nề nếp, từ công tác quản lý nhà nước đến sự chuyển biến trong kết quả thi hành án hành chính, qua đó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, công dân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản - Vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc bảo quản vật chứng (08/11/2022)

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ cơ bản, quan trọng, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội. Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS) quy định vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Vướng mắc về thời hạn áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án (26/10/2022)

(PLVN) -Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, các cơ quan THADS vẫn còn gặp một số khó khăn cần được cơ quan có thẩm quyền, sự phối hợp của các ban ngành, Ban Chỉ đạo THADS các cấp chỉ đạo, hướng dẫn.

Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên (12/09/2022)

Là người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành án, khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên nhân danh công quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyết định của mình. Nhà nước trao cho Chấp hành viên quyền được sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì...) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Với những quyền năng quan trọng như vậy nên mỗi lời nói, hành động của Chấp hành viên không chỉ tác động đến quyền, lợi ích của các bên mà còn tác động tâm lý, phản ứng tức thì tới hành động, lời nói của những người có liên quan.

Một số lưu ý khi áp dụng Biện pháp bảo đảm trong Thi hành án dân sự (06/09/2022)

Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án là hết sức cần thiết để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 bao gồm: Phong tỏa tài khoản, tài sản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ và Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm cần lưu ý mộ số vấn đề sau:

Khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thi hành án khoản giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động cho người được thi hành án không trực tiếp nuôi dưỡng (02/08/2022)

Trên cơ sở quy định tại Điều 82 và Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình, Tòa án khi ra bản án, quyết định về ly hôn, ngoài việc quyết định giao con chung cho người cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, đồng thời xác định quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng thông thường theo hướng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Ví dụ: i) Bản án số 38/2017/HNGĐ-ST ngày 17/3/2017 của Tòa án nhân dân huyện TC tuyên: Giao cháu Nguyễn Thị N và cháu Nguyễn Văn P cho chị Nguyễn Thị Th nuôi dưỡng. Anh T có quyền, nghĩa vụ thăm nom con chung mà không ai được cản trở. ii) Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự số 203/2017/QĐST-HNGĐ ngày 10/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện YT quyết định: Giao con chung là Nguyễn Duy S cho chị T nuôi dưỡng. Anh H có quyền đi lại, chăm sóc, giáo dục con chung, không ai được cản trở.
Các tin đã đưa ngày: