Sign In

Quy định về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự (21/02/2022)

Các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự (THADS) bao gồm: ngạch Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp; Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án.  

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Trại giam trong thi hành án dân sự (25/01/2022)

Thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự, đặc biệt là đối với trường hợp đương sự là phạm nhân là loại việc thi hành án phức tạp mà các cơ quan THADS thường xuyên phải tổ chức thi hành. Để tổ chức thi hành án đối với loại việc này, công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với trại giam có ý nghĩa rất quan trọng.  Mặc dù Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về việc phối hợp với trại giam trong tổ chức thi hành án, tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức thi hành án, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn.

Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (14/01/2022)

Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Bàn về vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự (14/12/2021)

“Người chứng kiến”, “Người làm chứng” là chủ thể quan trọng được nhắc đến trong các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, nhiều trường hợp là thành phần không thể thiếu giúp cho quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự của Chấp hành viên được tiến hành một cách khách quan, đúng thủ tục pháp luật. Tuy nhiên hiện nay từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, liên quan đến vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự vẫn còn có nhiều vướng mắc, khó khăn.

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về tuyển dụng và tiếp nhận vào làm công chức (13/12/2021)

Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 quy định việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua một trong hai phương thức là thi tuyển hoặc xét tuyển (khoản 1 Điều 37).[1] Ngoài ra, còn có phương thức tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với các trường hợp nhất định theo quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức (khoản 3 Điều 37).[2]
Như vậy, để trở thành công chức phải thông qua một trong ba phương thức là thi tuyển, xét tuyển hoặc tiếp nhận. Những nội dung này được quy định tại Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019; Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2021 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 06/2020/TT-BNV). Việc thi tuyển, xét tuyển công chức hoặc tiếp nhận vào làm công chức theo những văn bản nêu trên có những điểm mới, sửa đổi, bổ sung sau đây:

Kết quả rõ nét nhờ vận động tự nguyện thi hành án (10/12/2021)

(PLVN) -Để giải quyết dứt điểm các vụ, việc phức tạp, từng bước hạn chế tình trạng án tồn đọng, các cơ quan THADS đã triển khai quyết liệt các giải pháp, trong đó công tác vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc có giá trị lớn cho các tổ chức tín dụng Ngân hàng (10/12/2021)

Thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan THADS, không chỉ đảm bảo việc hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm của các cơ quan THADS mà còn góp phần tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cải thiện được thanh khoản, mở rộng tín dụng hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Trong những năm vừa qua, lượng án tín dụng ngân hàng phải thi hành tại Chi cục THADS huyện Yên Lạc chiếm tỷ lệ lớn so với lượng án tín dụng ngân hàng của toàn tỉnh nói chung và án phải thi hành tại đơn vị nói riêng. Các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng tuy chỉ chiếm chiếm 7-9% về việc nhưng chiếm khoảng 75-85% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành tại Chi cục. Đặc điểm nổi bật của loại việc này là các tài sản đã được thế chấp tại ngân hàng và có đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, việc tổ chức thi hành án cũng có nhiều thuận lợi và thời gian tổ chức thi hành án cũng không bị kéo dài.

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về khái niệm công chức và phân loại đánh giá cán bộ, công chức (08/12/2021)

1. Về khái niệm công chức
Trước đây, Điều 4 Luật CBCC 2008 đề cập đến ba khái niệm: cán bộ (khoản 1); công chức (khoản 2) và cán bộ, công chức cấp xã (khoản 3). Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 không sửa đổi, giữ nguyên khái niệm “cán bộ”, “cán bộ cấp xã và công chức cấp xã”, chỉ sửa đổi khái niệm “công chức”. Theo đó: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (khoản 2 Điều 4)[1].
So với quy định của Luật CBCC 2008 thì khái niệm công chức theo luật mới có hai điểm mới quan trọng sau đây:

Một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác theo dõi thi hành án hành chính và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành án hành chính của các cơ quan thi hành án dân sự (08/12/2021)

Thi hành án là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, được Hiến pháp quy định nhằm  bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đối với công tác thi hành án hành chính (THAHC), Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm  2015 hiện hành đã dành riêng một Chương (chương XIX) quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính; quy định Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về công tác THAHC trong phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ về công tác này; hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được giao trách nhiệm theo dõi THAHC. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trong đó, đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và các cơ quan THADS trong công tác theo dõi THAHC.

Thực trạng phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự và một số giải pháp hoàn thiện (08/12/2021)

Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật THADS). Theo quy định, CHV tổ chức thi hành bản án, quyết định theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan THADS. Tuy nhiên, chi tiết các vấn đề liên quan đến việc phân công nhiệm vụ đối với CHV như nguyên tắc phân công, hình thức phân công, tiêu chí phân công, trách nhiệm của người phân công, ... chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, thực tế các cơ quan THADS thường áp dụng tiêu chí phân công nhiệm vụ cho CHV theo cách hợp lý nhất, trong đó phương pháp phân công nhiệm vụ cho CHV theo địa giới hành chính (theo địa bàn) là phổ biến hơn cả.  
Các tin đã đưa ngày: