Sign In

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án (01/12/2021)

Trong những năm gần đây, công tác công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số được Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh lượng án phải thi hành không ngừng tăng cao nhưng biên chế không tăng, thực hiện chủ trương của Đảng[1], chỉ đạo của Chính phủ[2], Thủ tướng Chính phủ[3] về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, các cơ quan THADS đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS. Tuy nhiên, trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án thì việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số là rất cần thiết.

Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (25/10/2021)

Không ngừng đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, tổ chức mộ máy các cơ quan nhà nước riêng là chủ trương đúng đắn, xuyên suốt đã được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và trong quy định của Hiến pháp. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) đã nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với nhiều điểm mới so với các kỳ Đại hội trước. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng[1].

Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án (28/09/2021)

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoài các chủ thể tham gia vào các quan hệ ngoại giao chủ yếu như cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự thì các chủ thể khác như Nhà nước, cơ quan nhà nước, các công ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty đa quốc gia, v.v. sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch kinh tế, dân sự, thương mại ở nước ngoài. Do đó, tất yếu sẽ phát sinh những tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài cần phải được giải quyết bởi cơ quan tài phán có thẩm quyền. Về nguyên tắc, phán quyết đó phải được tôn trọng và bảo đảm thi hành, trừ trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ thi hành theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều vụ án kinh tế, thương mại liên quan đến các chủ thể này trong lĩnh vực tư pháp quốc tế,…Việc thi hành phán quyết của Tòa án trong những trường hợp này luôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là từ thể chế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan đến quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án.

Hoàn thiện quy định về kiểm sát thi hành án hành chính (28/09/2021)

Kiểm sát thi hành án hành chính (THAHC) có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hành chính nói chung và đối với hoạt động THAHC nói riêng. Thông qua việc thực hiện hoạt động này, Kiểm sát viên sẽ kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình THAHC để đưa ra những yêu cầu, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hoặc khắc phục các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành nghiêm minh1. Tuy nhiên hiện nay, còn thiếu các quy định pháp luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động kiểm sát thi hành án hành chính, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức cũng như hiệu quả của công tác kiểm sát này.

Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (23/09/2021)

Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân theo luật định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cấp chính quyền. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo là góp phần thực hiện quyền dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Trong công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây cho thấy chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được nâng lên rõ rệt; đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đều được xem xét giải quyết kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giải quyết, đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.  

Nâng cao hiệu quả công tác số hóa hồ sơ nghiệp vụ Thi hành án dân sự (28/08/2021)

Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02 /06/ 2005 của Bộ Chính trị về “tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động thi hành án dân sự (THADS) trong đó có công tác số hóa hồ sơ nghiệp vụ thi hành án là rất quan trọng và cần thiết.

Đổi mới phương thức thu, nộp tiền trong thi hành án dân sự (13/08/2021)

Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp ban hành chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã khẳng định: “Đấy mạnh hiện đại hóa hành chính trong các lĩnh vực hành chính tư pháp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân... Tiếp tục tăng số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau”.

Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác theo dõi thi hành án hành chính (13/08/2021)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sau đó được thay thế bởi Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010, nay là Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) và trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc THAHC của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) (Theo Luật TTHC năm 2010 thì cơ quan THADS được giao trách nhiệm đôn đốc việc THAHC, đến Luật TTHC năm 2015 thì được sửa đổi thành trách nhiệm theo dõi việc THAHC).  

Cần cơ chế pháp lý nâng cao địa vị pháp lý của chấp hành viên (13/08/2021)

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014(Luật THADS) thì Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật THADS.Trong quá trình tổ chức thi hành án (THA), vai trò của  CHV đặc biệt quan trọng, là người giữ vị trí trung tâm của mọi hoạt động THADS. Tuy nhiên, quy định về quyền năng của CHV còn nhiều bất cập.

Khó khăn khi thi hành Bản án, Quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay (13/08/2021)

Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( Luật THADS) quy định về những Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, bao gồm:  Bản án, Quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên thực tiễn tổ chức thi hành án đối với những bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị vẫn còn một số vướng mắc cần hoàn thiện.
Các tin đã đưa ngày: