Sign In

Nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự (04/08/2021)

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần củng cố sự tin tưởng của nhân dân về hiệu quả và quyết tâm của Đảng ta trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực trên các mặt công tác thi hành án dân sự còn hiện hữu và một số tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa kịp thời được khắc phục. Trong bài viết này, tác giả nêu lên những kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự giai đoạn 2013 - 2020, nguy cơ tham nhũng, tiêu cực và tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đồng thời thời rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án (28/07/2021)

Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Định mức việc thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên (22/07/2021)

Trong hoạt động thi hành án dân sự, Chấp hành viên có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả công tác thi hành án.Trong đó, quy định định mức việc thi hành án dân sựphù hợp, khoa học đối với Chấp hành viên là một trong những yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên. Bài viết dưới đây đi sâu phân tích một số vấn đề liên quan đến thực trạng định mức công việc đối với Chấp hành viên và đưa ra một số giải pháp,kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về vấn đề này.

Cần thiết sửa đổi Điều 57 Luật Thi hành án dân sự về ủy thác thi hành án (17/07/2021)

Khoản 1 Điều 57 Luật Thi hành án dân sự quy định:
"1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành."
Như vậy, trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án khác khi đã xử lý xong các tài sản tạm giữ, thu giữ, kê biên trên địa bàn có liên quan đến việc ủy thác. Quy định này dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự (01/07/2021)

Xác minh điều kiện thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án. Kết quả xác minh là cơ sở để chấp hành viên định hướng giải quyết hồ sơ thi hành án, đồng thời là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp lý khác trong quá trình tổ chức thi hành án. Luật Thi hành án dân sự đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự và trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trên thực tế đã gây ra phải những khó khăn, bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xác minh điều kiện thi hành án. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật liên quan cũng như đảm bảo cơ chế vận hành có hiệu quả những quy định đó là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích để làm rõ những vẫn đề này.

Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án vô hiệu là việc dân sự hay vụ án dân sự (18/06/2021)

Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án vô hiệu và/hoặc yêu cầu hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó (ví dụ: hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là việc dân sự hay vụ án dân sự. Chấp hành viên sẽ thực hiện theo thủ tục nào và Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu các quan điểm và đề xuất hướng dẫn để áp dụng thống nhất trên thực tiễn

Một số khó khăn, vướng mắc sau hơn 12 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự (15/06/2021)

Thể chế hóa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về công tác THADS, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác THADS trong tình hình mới, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS. Với nhiều quy định được kế thừa có chọn lọc từ Pháp lệnh THADS năm 2004 và đặc biệt là những quy định mới về trình tự, thủ tục THADS, Luật THADS đã tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động THADS. Bên cạnh những tác động tích cực, sau hơn 12 năm thực hiện Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn một số nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, chưa có sự điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn THADS, cần có sự tổng hợp để có biện pháp giải quyết.

Thực trạng thi hành án tín dụng, ngân hàng, vướng mắc từ thực tiễn và giải pháp, kiến nghị (15/06/2021)

Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay thì tốc độ phục hồi kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng lên. Để giải quyết “cục máu đông” này, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các cơ quan THADS cũng có vai trò quan trọng đối với việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua các vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng nhanh về việc và về tiền (năm 2020 cao gấp 1.4 lần về việc, gấp 1,5 lần về tiền so với năm 2017). Việc phải tổ chức thi hành án để thu hồi số tiền có giá trị rất lớn cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng tạo ra áp lực  lớn cho các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05: Học tập, làm theo Bác và nêu gương (01/06/2021)

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Các tin đã đưa ngày: