Theo đó, Bộ trưởng Bộ TTTT yêu cầu các Sở TTTT xác định rõ vai trò của là đơn vị ở tuyến đầu chống dịch. Nội dung văn bản chỉ đạo nêu rõ các vấn đề Sở cần động triển khai theo từng lĩnh vực quản ý:
Phối hợp với Cục Tin học hóa và Trung tâm công nghệ phòng, chống COVID-19 Quốc gia (Trung tâm), Sở Y tế địa phương tập trung triển khai hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng chống dịch do Trung tâm phát triển; Giám sát, đánh giá tình hình, kết quả triển khai và thường xuyên trao đổi với Cục Tin học hóa và Trung tâm để liên tục hoàn thiện các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung;
Phối hợp với Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn thiết lập, duy trì kết nối Internet tại các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19, các địa điểm tiêm vắc xin; đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế; thực hiện kết nối các camera giám sát có đủ điều kiện kết nối tại các cơ sở cách ly y tế tập trung vào hệ thống camera giám sát tập trung;
Phối hợp với Vụ Bưu chính, các doanh nghiệp bưu chính tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn, đặc biệt là các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội;
Phối hợp với Các Cục: Báo chí, Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), các cơ quan báo chí trung ương và địa phương kịp thời cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại địa phương, tránh cung cấp thông tin, số liệu dễ gây suy diễn, hiểu nhầm cho người đọc;
Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sởtăng tần suất, thời lượng thông tin về các nội dung có liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ TTTT và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương;
Phối hợp với Cục An toàn thông tin, PTTH&TTĐT, Báo chí tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời các thông tin xấu độc, thông tin gây hoang mang, kích động tụ tập đông người, tin giả, tin sai sự thật, lợi dụng dịch bệnh lừa đảo trên không gian mạng về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại địa phương; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn; khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, cần nhanh chóng xác minh và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ TTTT để cảnh báo tin giả, tin sai sự thật; Căn cứ thẩm quyền được giao xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đăng tải, phát tán tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang, hiểu lầm về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại địa phương;
Chủ động thể hiện vai trò là đơn vị trên tuyến đầu chống dịch để tham mưu UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương thống nhất công tác cung cấp thông tin báo chí về các giải pháp công nghệ, biện pháp, nỗ lực và kết quả phòng chống dịch; tập trung về 1 đầu mối chủ động cung cấp thông tin vào 1 thời điểm nhất định trong ngày, trong tuần; chấm dứt tình trạng các lực lượng, tổ chức, cá nhân trên tuyến đầu chống dịch phát tán các thông tin, hình ảnh về công tác phòng chống dịch lên không gian mạng xã hội khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quầy cung cấp hàng hóa thiết yếu của Bưu điện tỉnh
tại Bưu cục Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội cũng yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các bên trong quá trình triển khai.
Các Doanh nghiệp bưu chính lớn thực hiện vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh, thành phố, triển khai các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu, cung cấp hàng hóa đến người dân bằng việc thiết lập các diểm cung cấp hàng hoác thiết yếu tại bưu cục trong mạng lưới hoặc tổ chức bán hàng lưu động, cung ứng hàng hóa qua sàn thương mại. Thu thập địa chỉ số và mã định danh điện tử công dân phục vu xây dựng bản dồ số phòng chống dịch, bản đồ số quốc gia và tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền.
Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo cung ứng dối với dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1) và dịch vụ hành chính công do Bưu điện Viêt Nam thực hiện.
Tại Tuyên Quang, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để triển khai thực hiện các chỉ đạo từ Bộ, đồng thời có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Hiện trên toàn tỉnh có 190 điểm phục vụ bưu chính của hơn 20 doanh nghiệp bưu chính lớn nhỏ. Trong đó có 148 điểm phục vụ bưu chính do Bưu điện tỉnh quản lý và vận hành. Tại đây không chỉ phục vụ các dịch vụ bưu chín chuyển phát thông thường mà là điểm cung cấp đa dịch vụ hay siêu thị thu nhỏ, cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân dến 100% các xã, phường, thị trấn.
Lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin: đã triển khai hạ tầng và phát triển dịch vụ đến tất các thôn, bản, tổ nhân dân. Toàn tỉnh có 14 khu vực cách ly tập trung đều được lắp đặt hệ thống Camera giám sát kết nối trực tiếp về hệ thống giám sát tập trung quốc gia. Phần mềm sổ khám sức khỏe điện tử và bản đồ điện tử Covid -19 đã triển khai hiệu quả.
Việc ứng dụng Công nghệ điện tử thông tin trong truy vết và ghi nhận lịch sử tiếp xúc được triển khai rộng dãi trên toàn tỉnh. Các cơ quan, công sở, cơ sở khám chữa bệnh, các chốt kiểm dịch, điểm tập trung đông người… hầu hết đã thực hiện đăng ký điểm kiểm dịch điện tử bằng QR code. Hơn 140.000 thuê bao điện thoại đã cài đặt ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần BlueZone, đạt gần 30% trên tổng hơn 483.000 người dùng SmartPhone trên toàn tỉnh.
Hồ Lan