Sign In

Một số nội dung mới của Thông tư 05/2024/TT-BTP so với Thông tư số 06/2019/TT-BTP (06/07/2024)

Ngày 10/6/2024, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BTP quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC), Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 26/7/2024, thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo thống kê THADS, theo dõi THAHC. Thông tư số 05/2024/TT-BTP có nhiều nội dung mới, khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BTP. Cụ thể như sau:

Một số quy định mới về công tác TĐKT theo Luật TĐKT năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan trực tiếp đến công tác TĐKT của các cơ quan THADS (26/06/2024)

Ngày 15/6/2022, Quốc hội đã ban hành Luật Thi đua, khen thưởng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đối với ngành Tư pháp. Để giới thiệu những nội dung, quy định mới của Luật Thi đua khen thưởng năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngày 20, 21 tháng 6 năm 2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi đua khen thưởng năm 2024 đối với ngành Tư pháp, tại Thanh Hoá.

Một số điểm mới của Thông tư số 02/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự (08/04/2024)

Ngày 03/4/2024, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BTP Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành THADS; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020; được bãi bỏ một số điều tại Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14/10/2021. Thông tư có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Bắc Giang đẩy mạnh công tác quy hoạch tạo nguồn bổ nhiệm cán bộ (17/04/2023)

Quy hoạch tạo nguồn cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Vấn đề trong tổ chức thi hành án đối với việc xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác tài nguyên hiện nay (11/04/2023)

Thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó. Tuy nhiên, phán quyết, quyết định của Tòa án cũng chỉ là kết quả về mặt pháp lý, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên thực tế cần phải tổ chức thi hành án. Do vậy, việc không thực thi được trên thực tế sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Một thực tế hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến liên quan đến việc tổ chức thi hành đối với tài sản là quyền khai thác tài nguyên.

17 thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực THADS được sửa đổi, bổ sung (09/06/2020)

Ngày 01/6/2020, Bộ trưởng trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1328/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn trong việc trả lại tiền, tài sản thi hành án (27/11/2019)

Trả lại tiền, tài sản là một trong những loại việc chủ động thi hành án mà các cơ quan thi hành án dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành. Việc trả lại tiền, tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36; Điều 47; Điều 126 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự); Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Điều 13, Điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác xác minh, phân loại án tại địa phương và hướng giải quyết (01/10/2018)

Công tác thi hành án dân sự là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, là hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù, quá trình tổ chức việc thi hành án phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục trong đó việc xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả giải quyết vụ việc. Kết quả xác minh là cơ sở để Chấp hành viên quyết định cách thức và biện pháp tổ chức thi hành vụ việc trong giai đoạn tiếp theo như ủy thác vụ việc, đình chỉ giải quyết hay lựa chọn các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc phân loại vụ việc sang diện chưa có điều kiện thi hành … Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xác minh điều kiện thi hành án, trong quá trình tổ chức thi hành vụ việc, Chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự bên cạnh việc nắm vững các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến công tác xác minh điều kiện thi hành án, cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng xác minh và xử  lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự để phân loại chính xác hồ sơ và tổ chức thi hành vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Các tin đã đưa ngày: