Tham dự dự hội Nghị có ông Nguyễn Thanh Tịnh, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND, trưởng Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh; bà Lê Thị kim Dung, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 (Tổng cục Thi hành án dân sự); ông Phạm Hồng Đức, Cục trưởng cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các Ngân hàng thương mại, trung tâm bán đấu giá, thẩm định giá trong toàn tỉnh.
|
|
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh đánh giá cao những kết quả mà công tác thi hành án dân sự tỉnh đã đạt được. Trong bối cảnh kinh tế tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa thực sự hồi phục sau suy thoái, những kết quả nói trên đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh trật tự, chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự tỉnh trong thời gian vửa qua, vẫn còn nhiều bất cập mà Luật thi hành án dân sự 2008 (THADS) không thể điều chỉnh hết được, chính vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/7/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phức tạp của công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn mới.
|
|
Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Kim Dung – Vụ trưởng vụ nghiệp vụ 1 (Tổng cục THADS) đã triển khai, phổ biến các nội dung chính, những điểm mới, cũng như quá trình xây dựng, quan điểm chỉ đạo, đổi mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (gọi tắt là Luật THADS 2014) so với Luật THADS năm 2008 và giới thiệu Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ. Luật THADS 2014 sửa đổi, bổ sung 55/183 điều so với Luật hiện hành, trrong đó bổ sung 03 Điều; sửa đổi, bổ sung 44 điều; bãi bỏ 06 Điều và một phần của 02 điều. Những thay đổi này đã thực sự tăng cường sự chủ động của người phải thi hành án và người có quyển lợi nghĩa vụ liên quan, nâng cao trách nhiệm của Chấp hành viên (CHV) và cơ quan thi hành án. Bổ sung quy định về trưởng hợp được bổ nhiệm CHV không qua thi tuyển, bỏ nghĩa vụ xác minh thi hành án của người được thi hành án, quy định người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai tài sản, thu nhập. Bên cạnh đấy, các văn bản pháp luật thi hành án mới cũng đã khắc phục được tình trạng lỏng lẻo của công tác xác minh, đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp trong thi hành án dân sự giữa cơ quan thi hành án và các sở, ban, ngành liên quan. Nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của CHV thông qua quy định CHV phải xuất trình thẻ khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án; CHV có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung; ngoài ra nếu có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó; Luật cũng lần đầu tiên quy định đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên nếu phát hiện Chấp hành viên không khách quan, hiệu quả trong khi thi hành nhiệm vụ,…
Nhìn chung, Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 không những đã khắc phục được nhược điểm của bộ Luật cũ mà còn điều chỉnh một cách hợp lý, sâu rộng hơn một số vấn đề thực tiễn bất cập, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Tác giả ảnh: Văn phòng Cục THADS tỉnh BR-VT
Theo Văn phòng Cục THADS tỉnh BR-VT